Quan hệ cộng đồng

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 43 - 45)

IV. Quá trình thiết kế thương hiệu

3. Truyền thông thương hiệu

3.3. Quan hệ cộng đồng

Quan hệ cộng đồng (Public Relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ cơng chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhe ảnh hưởng của các thất bại, công bô các thay đổi, và nhiều hoạt khác.

Có thể hiểu nơm na PR là: tạo các mối liên hệ ảnh hưởng đối với mơi trường bên trong và bên ngồi của doanh nghiệp.

Công chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội như: người hâm mộ, cổ động viên đội bóng đá...

Cơng chúng theo nghĩa đối tượng trọng tâm ảnh hưởng đến doanh nghiệp: - Khách hàng hiện tại và tiềm năng

- Cơ quan truyền thơng báo chí (các đài truyền hình, bài viết, đài phát thanh, báo điện tử Internet...)

- Chính quyền (chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, quận, huyện, sở, bộ,...) - Dân chúng trong khu vực

- Các đồn thể (cơng đồn, đảng phái, đồn,...) - Hội bảo vệ người tiêu dùng

- Cổ đông của doanh nghiệp

Quan hệ quần chúng là các hoạt động nhằm: - Tiếp xúc (họp báo, hội nghị khách hàng) - Lắng nghe (khách hàng nói về sản phẩm)

- Trao đổi, truyền đạt (về ảnh hưởng đối với người tiêu dùng)

- Tạo lập hình ảnh và đối tượng (tài trợ học bổng, tổ chức cuộc thi,..)

- Các hoạt động hướng về công chúng được doanh nghiệp quy hoạch theo từng thời điểm: có thể rộng hay hẹp với các đối tượng.

Duy trì quan hệ tốt với khách hàng là tạo ra một điền kiện thuận lợi để doanh nghiệp củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể chống đỡ tốt hơn với các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khơng ít người nghĩ rằng việc xây dựng nhãn hiệu địi hỏi phải có ngân sách lớn.

Thơng tin mà các cơng ty cung cấp thường mang tính đơn chiều.

Hình thức tài trợ cho các sự kiện. Ví dụ như tham gia tài trợ cho các cuộc triền lãm thương mại, các cuộc hội thảo hay các cuộc thi,... Đây là nơi có thể thu hút sự chú ý của các đối thủ cạnh tranh, khách hàng thuộc nhóm đối tượng tiềm năng. Trong hình thức này, hiệu quả của việc quảng bá nhãn hiệu, Logo sẽ tùy theo mức độ chi phí doanh nghiệp bỏ ra. Hiệu quả cao nhất của hình thức này là Logo của doanh nghiệp sẽ có mặt và nổi bật trong các chương trình hoạt động hay các tài liệu tiếp thị.

Sự cộng tác giữa hoạt động thiết kế và hoạt động quan hệ công chúng, khuyến mãi tại điểm bán, trưng bày, hoạt động truyền thông nội bộ và chiến dịch quảng cáo đã tạo ra một chiến dịch xây dựng thương hiệu với qui mô lớn. Mỗi một thông điệp trong mỗi phương tiện có thể khác nhau nhưng đều phải mang tính nhất quán và hướng đến tính chất của thương hiệu đó. Khả năng thích nghi nhanh của doanh nghiệp trước những thay đổi trong lĩnh vực truyền thông và tận dụng các cơ hội mới để tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải khơng ngừng nghiên cứu để chọn ra những kênh thơng tin thích hợp nhất (truyền thông thương hiệu: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, tiếp thị trực tiếp, bán hàng cá nhân) nhằm đảm bảo các thông điệp về nhãn hiệu được chuyển tải đến khách hàng một cách nhất quán.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu 1: Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Sưu tầm 4 mẫu bộ nhận diện thương hiệu của 4 doanh ghiệp khác nhau.

Câu 2: Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu gồm mấy bước? Ứng dụng thiết kế một bộ nhận diện trên phần mềm AI.

Câu 3: Tìm một chủ đề về một thương hiệu mà em u thích. Nêu lý do vì sao chọn chủ đề đó.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)