Logo được xuất hiện từ lâu với nhưng hình thức sơ khai từ khi bắt đầu có trao đổi vật dụng giữa các bộ lạc.
Khởi nguồn của mẫu Logo có từ khi những chiếc bình gốm đầu tiên xuất hiện, với những nét vẽ được đánh dấu riêng trên đất sét mềm để xác định người làm ra sản phẩm gốm đó.
Hình 2.7. Logo vẽ trên gốm sứ
Có thể nói, lịch sử kí hiệu tồn tại song hành với lịch sử lồi người. Những kí hiệu, biểu tượng đầu tiên xuất hiện trên vách đá hang động. Tuy nhiên, những kí hiệu này chỉ được xem như là những chữ kí của những cá thể và nhóm người nhỏ. Các kí hiệu này chỉ xoay quanh nhu cầu giao tiếp cơ bản giữa con người hay miêu tả những sinh hoạt diễn ra hàng ngày.
Một trong những kí hiệu đầu tiên, có thể kể đến, chính là biểu tượng hình trịn. Những vịng trịn xuất hiện ở tất cả quốc gia, trước cả tất cả khi các nền văn hóa được bắt đầu, là biểu tượng của sự vĩnh cửu, của mặt trời. Các kí hiệu mang tính biểu tượng khác có thể kể đến là hình vng và hình chữ thập. Trong khi hình chữ thập được xem như là biểu tượng của tơn giáo thì hình vng là biểu tượng cho trái đất. Những kí hiệu đầu tiên này thể hiện nỗ lực được giao tiếp và nhu cầu trao đổi thông tin của những con người đầu tiên thông qua hiệu quả thị giác. Phương tiện giao tiếp ở đây không sử dụng lời nói mà sử dụng hình tượng bằng hình ảnh đại diện. Vì lời nói và điều bộ khơng thể lưu giữ được theo thời gian và có thể hiểu sai so với hình ảnh đại diện.
Khoảng năm 3100 trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại bắt đầu giới thiệu hệ thống kí hiệu tượng hình của họ, đây cũng là một trong những hình thức trao đổi, giao tiếp thơng tin đầu tiên. Những người chăn bị vẽ những kí hiệu tượng trưng cho hình
con bị của mình nhằm xác định chủ quyền đối với tài sản là những con bò của họ. Những người thương lái sống gần sơng, có thể vẽ những đường gợn sóng để diễn tả nước: phương thức này giúp cho mọi người có thể dễ dàng hiểu cơng việc của anh ta là gì và làm sao để tìm thấy anh ta.
Từ năm 2125 đến 1991 trước công nguyên, hệ thống lưới đã bắt đầu xuất hiện trong các thiết kế của người Ai Cập cổ.Sự phát triển này là một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế Logo, bởi nó đảm bảo rằng những người thiết kế có thể duy trì được tỉ lệ hiệu quả, và đảm bảo rằng khi thiết kế lại sẽ khơng có sự sai lệch nào (xem hình 2.8).
Khi nhu cầu xã hội phát triển và phổ biến rộng rãi dưới thời đế chế, phong kiến, các vương quyền, lãnh chúa và các tổ chức xã hội đưa ra một hình ảnh biểu trưng cho quyền lực của mình là hình thức như quốc huy hiện nay.
Thương hiệu đầu tiên có thể được tính đến trong lịch sử lồi người là chữ kí trên mảnh gốm niên đại khoảng 4000 trước cơng ngun được tìm thấy vào năm 1921 bởi đoàn khảo cổ học Thụy Điển. Một ví dụ khác về thương hiệu là đức vua Nebuchadnezzar, thời Babylon, từng viên gạch trong cơng trình xây dựng cung điện Ai Cập cổ đều được đánh dấu tên ông. Đến thời Hy Lạp, những kí hiệu mang tính nhận diện cũng xuất hiện hầu như khá nhiều sản phẩm, từ tẩu thuốc, đá hoa cương, kính, sản phẩm đồng, kim loại quý, thậm chí trên cả những ổ bánh mì.
Những viên gạch ở thời Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại đã thấy xuất hiện hình khắc tên của nhà vua đương thời. Gạch thời La Mã cịn có cả thơng tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất và nơi ứng dụng. Việc sử dụng kí hiệu làm phương thức nhận diện cịn được xuất hiện rộng rãi ở các nhà kho, vật trang trí và vũ khí. Các kí hiệu ở thời kỳ này đa phần là những đường thẳng hoặc các tổ hợp kí tự trong vịng bao (thường là hình trịn). Theo thời gian, các ký hiệu này trở thành một dạng Icon biểu trưng. Tuy nhiên, những
kí hiệu này chỉ được hiểu bởi những nhóm người nhỏ. Giao thương thời kì này chỉ quẩn quanh trong vài bước chân, chứ chưa được trải rộng ra những vùng lân cận.
Ký hiệu thương mại ở giai đoạn này chưa thể được gọi là marketing, khi người bán chưa cần thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của họ, cạnh tranh cũng chưa phát triển ở giai đoạn này. Đến khi những chuyến tàu buôn mang sản phẩm đến những vùng đất mới khác thì nhận diện bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Thời gian về sau, khi văn hóa Tây phương bắt đầu phát triển mạnh, những kí hiệu này dần chuyển thành dạng kí tự. Lí tự Phonenician được người Hy Lạp phát triển khoảng năm 800 trước cơng ngun là những kí hiệu có bao gồm một hay nhiều kí tự. Những kí hiệu này đại diện cho những kí tự đầu tiên về một con người hoặc một địa điểm và thuật ngữ Logo được sử dụng đầu tiên ở Hy Lạp. Rất nhiều đồng tiền của Hy Lạp và La Mã sử dụng Logo có hình ảnh khắc họa của người cầm quyền trong bang tộc.
Ở Mesopotamia, cái nôi của thương mại, rất nhiều thương nhân bắt đầu dùng các kí hiệu để đánh dấu cho sản phẩm của họ, bởi vì họ tự hào với sản phẩm của mình. Những nhà làm gốm đánh dấu trên chai lọ, những nhà thợ nề đánh dấu trên những viên gạch của họ. Người làm bánh nhấn những dấu tay cái vào ngay giữa phần bột để đánh dấu sản phẩm của mình.
Dân số bùng phát vào thời kì Trung Cổ khiến kí hiệu càng được củng cố với vai trò là một chữ ký. Xã hội đương thời chưa có chữ viết hồn chỉnh nên hệ thống kiến thức cịn khá bí mật. Những người thợ xây dựng, thường đánh dấu bằng những kí tự đặc biệt khi họ xây dựng đền đài cung tháp. Bằng những hình chữ thập, những kí hiệu này vẫn cịn mang tính tượng hình hơn là ký tự.
Vào thời Trung Cổ, những kí hiệu đại diện cho những thương hiệu được bảo chứng bắt đầu xuất hiện, từ những sản phẩm trang trí đến ứng dụng hàng ngày. Đặc biệt, vào thời bùng phát của bệnh dịch hạch, cần có những sản phẩm được phân loại và đánh dấu bằng kí hiệu riêng.
Trước cửa nhà một số địa chủ lớn, họ có thể treo những huy hiệu hồng tộc để thể hiện quyền lực và mối liên hệ với hồng gia. Trong thời kì này, những huy hiệu như vậy cũng bắt đầu được sử dụng như biểu trưng trong tôn giáo và cả thương mại. Vào thế kỉ XIII, những ký tự đơn giản đã bắt đầu phát triển thành thương hiệu cho các thương gia. Những Logo được thiết kế đầu tiên bắt đầu xuất hiện một cách chính thức từ những nhà thợ xây, nhà kim hoàn và nhà làm giấy.
Năm 1457: phát minh máy in được xem là một bước ngoặc đánh dấu thời kỳ mới trong nền công nghiệp thiết kế. Tuy nhiên, những cuốn sách in đầu tiên vẫn chưa được xem trọng bằng sách viết tay nên chưa bắt dầu xuất hiện ý thức sở hữu cho sản phẩm thời kì này. Cho đến khi nhu cầu về sách in ngày càng phát triển thì mọi diễn biến bắt đầu đảo ngược. Vào năm 1480, Nicola Jenson và Giovani da Colonia giới thiệu biểu tượng đại diện cho các máy in thời kỳ đầu gồm một đường trịn và hình chữ thập, tượng trưng cho trái đất và đức tin.
Như vậy, trước những năm 1700 khi thương hiệu chưa phải là khái niệm được tồn tại một cách rõ ràng, những Logo đầu tiên chỉ được xem như một dạng ký hiệu hoặc hình tượng nhằm xác định chủ quyền của người sản xuất ra sản phẩm. Khoảng những năm 1700 những thương nhân và đại lý đều có một thương hiệu và con dấu riêng. Cùng với thời gian, những ký hiệu phát triển thành những thể thức nghệ thuật mang dấu ấn riêng biệt.
Cách mạng cơng nghiệp hóa là cột mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cũng như tầm quan trọng của nhãn hiệu. Hãng tàu Anh Quốc được xem như đơn vị tiên phong trong xu hướng phát triển nhận diện thương hiệu một cách chuyên nghiệp khi có thiết kế chuẩn hóa đến tất cả các sản phẩm của hãng, từ đồng phục nhân viên đến từng chiếc nĩa, muỗng trong nhà hàng. Cách mạng cơng nghiệp hóa đi đơi với việc phát triển sản xuất quy mô lớn, cạnh tranh bắt đầu khốc liệt nên các thương hiệu đều thiết yếu cần có dấu ấn riêng cho thương hiệu của mình. Logo và nhận diện thương hiệu trở thành một trong những yếu tố cạnh tranh.
Năm 1877, The Quaker Oats (Hoa Kỳ) trở thành thương hiệu có đăng ký bản quyền đầu tiên theo luật bản quyền năm 1870.
Frank Mason Robinson thiết kế Logo đầu tiên cho Coca-Cola vào năm 1885, mở đầu cho kỷ nguyên của các Logo hiện đại. Và cho đến nay, trải qua nhiều lần reBrand, Logo của Coca-Cola là một trong những thiết kế được nhận diện tốt nhất trên thế giới.
Từ 1910 đến 1913, các Logo thương mại đã xuất hiện nhiều hơn tại Mỹ và Châu Ấu. Năm 1914, Logo đã tiến xa hơn khỏi ngành thương mại khi Pierre de Coubertin thiết kế lá cờ của thế vận hội Olympic.
Hình 2.10. Logo của thế vận hội Olympic
Năm 1947 cuộc cách mạng công nghiệp gia tăng giá trị nhận diện về thị giác và pháp lý.
Năm 1950 sử dụng nhãn hiệu thay đổi hết sức mạnh mẽ. Doanh nghiêp đa quốc gia và nhu cầu phân bổ sản phẩm rộng rãi bắt đầu giúp Logo trở thành phương tiện chính để chuyển tải thơng điệp của nhà sản xuất. Dần dần thương hiệu cần có một hệ thống thiết kế chi tiết hơn nhằm hoàn thiện mục tiêu nhận diện. Logo trở thành một đại diện hình ảnh quan trọng nhất của cơng ty. Chính vì vậy, người làm thương hiệu địi hỏi càng khó khăn và cố gắng hơn trong thể hiện sáng tạo nhằm lôi kéo sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu của mình. Logo doanh nghiệp gần như phủ sóng khắp mọi nơi và trở thành một thành phần của văn hóa hiện đại.
Năm 1980, những thương hiệu lớn được định giá thương hiệu cao, gấp 6 lần so với giá trị sổ sách của họ. Suy thoái trong thời kỳ sản xuất quy mơ lớn dần tới bão hịa, những công ty như Nike, Microsoft và Tomy Hilifigger càng tập trung phát triển thương hiệu hơn tập trung phát triển dịng sản phẩm. Họ gia cơng sản phẩm ở những nước có nhân cơng thấp nhằm giảm chi phí, thay vào đó, họ sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền cho các kế hoạch makerting dài hạn. Logo được đặt trên tất cả các sản phẩm, lặp đi lặp lại nhưng hết sức tỉ mỉ và tinh tế, không chỉ giúp khách hàng nâng tầm nhận thức về thương hiệu mà còn nâng tầm giá trị của sản phẩm.
Thuật ngữ Logo du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980. Logo có được là do sự sáng tác làm dấu hiệu riêng cho một đơn vị, cơ sở, đoàn thể, cơng ty hoặc cá nhân.
Từ đó, nó là dấu hiệu nêu được đặc trưng của đơn vị về sản phẩm, tinh thần của công ty, tinh lọc cựu kỳ đơn giản, dễ nhìn, dễ nhớ.
Vào năm 1956, Paul Rand đã thiết kế Logo IBM đầu tiên dưới sự kết hợp của mắt người và hình ảnh của con ong. Rất nhiều các chuyên gia nghiên cứu về thiết kế chỉ ra rằng, Logo của IBM đã mở ra một giai đoạn chuyển mình trong lịch sử của Logo (xem hình 2.11).
Thập niên 50 đánh dấu một sự thay đổi trong suy nghĩ về Logo. Các công ty doanh nghiệp dần nhận ra sự quan trong và hiệu quả mà các biểu tượng có thể đem lại. Họ đầu tư hơn vào công việc thiết kế này khi thành lập doanh nghiệp, thay vì chỉ đơn giản tạo ra những Logo tiện lợi, họ bắt đầu dành nhiều thời gian suy nghĩ về yếu tố thương hiệu trong doanh nghiệp khi thiết kế Logo.
Trong những năm đầu của thập niên 60, rất nhiều những nhà thiết kế đồ họa đầu ngành ở London và các giám đốc nghệ thuật tại đây đã quyết định hợp tác toàn diện. Năm 1962, họ mở D&AD, công ty thiết kế và truyền thông quảng cáo. Năm 1977 chính là một năm của xu hướng Logo biểu ngữ khi Milton Glaser thiết kế cho một chiến dịch marketing của thành phố New York: “I heart New York”. (xem hình 2.12)
Hình 2.12. Logo biểu ngữ
Thập niên 70, cơng nghệ vẽ và hình ảnh trên máy tính được phát triển. Những năm 1990 là sự bùng nổ của những chiếc máy tính cá nhân. Và cho tới những năm đầu của 2000, Adobe đã cho ra mắt 2 phần mềm InDesign và Photoshop, mở ra kỷ nguyên của công cụ thiết kế đồ họa trên digital.
Xã hội dần thay đổi trong kỷ nguyên digital, con người bắt đầu địi hỏi nhiều hơn về hình ảnh truyền thơng. Các nhà thiết kế và thương hiệu đòi hỏi phải đầu tư nhiều chất xám và sự sáng tạo
trong q trình thiết kế. Ví dụ như, vào những năm 1980, Logo của MTV chỉ xuất hiện dưới dạng đơn giản nhất. Nhưng khi được làm lại dưới nhiều dạng hoạt hình, sống động, Logo của MTV đem lại hiệu quả nhiều hơn trong việc truyền tải hình ảnh và các thơng điệp. Nếu khơng có digital, điều này chắc chắn đã không thể thành
Sự xuất hiện của định dạng Web 2.0 cũng tạo ra những sự thay đổi nho nhỏ. Mặc dù chủ yếu là về sự phát triển của các định dang Website và các công nghệ ứng dụng của chúng, nhưng yếu tố về hình ảnh thể hiện qua đó cũng thay đổi. Logo của những Web 2.0 trở nên hiện đại, sặc sỡ, kết hợp của nhiều dải gradient hơn.
Hình 2.14. Logo của Web 2.0
Khi khơng cịn ai xa lạ với kỷ ngun của digital nữa, giờ đây xu hướng thiết kế phẳng đã dần chuyển sang kỷ nguyên của thiết kế 3D.
Trải qua thời gian, nền kinh tế tồn cầu hóa đã làm thay đổi căn bản vai trò của Logo. Đứng trước một thị trường hồn tồn mới, khơng một hình ảnh nào có thể giúp các hãng xe tiếp cận với khách hàng của họ nhanh hơn Logo như Logo của Mercedes, Ford,... được dùng để đánh giá khả năng nhận ra thương hiệu một cách nhanh chóng, Logo góp công vào sự thành bại của một hãng xe và là tiêu chí để xác định giá trị một thương hiệu. Dần dần Logo trở thành một đề tài hoàn chỉnh để các mà mỹ thuật công nghiệp nghiên cứu, xây dựng nên một hình thái ngơn ngữ mới trong nghệ thuật tạo hình “ngơn ngữ của Logo”.