Khái niệm Logo

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 45 - 47)

1. Khái niệm Logo

Logo là từ viết tắt của Logotype là một dấu hiệu đồ họa thường được sử dụng như hình ảnh đại diện cho một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Logo có thể ở dạng biểu tượng, hay dạng chữ, hoặc kết hợp giữa chữ và biểu tượng.

Hình 2.1. Logo của hãng máy bay Việt Nam Airlines

Hình 2.2. Logo của nước ngọt Fanta

Khái quát, Logo là một dấu hiệu đặc biệt của một công ty, cá nhân, chủ đề, doanh nghiệp hay thậm chí một ý tưởng. Trong một số hướng dẫn, người ta có thể sử dụng khá nhiều thuật ngữ để thay thế cho Logo như Signature, Brandmark, Wordmarks,... khi tất cả đều có chức năng là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu.

Trong quyển hình thái Nghệ Thuật (Art Forms) của tác giả Dyane và Sarah Preble xuất bản năm 1994 có định nghĩa: Logo là những dấu hiệu, kí hiệu dựa trên hình dạng của chữ có chức năng thơng tin, truyền đạt thơng tin bằng ngôn ngữ đồ họa nhằm truyền đạt, biểu thị một đối tượng một ý niệm nào.

Khái niệm “Logo” được lấy từ từ Hy Lạp “Logos”, có nghĩa là “từ” (“word”). Vì thế khi thiết kế một Logo, thực tế là viết ra một “từ” bằng hình ảnh và “từ” đó sẽ được dùng để khách hàng nhận diện doanh nghiệp hay thương hiệu với các doanh nghiệp, thương hiệu khác.

Do đó, Logo là một tín hiệu thị giác hay là cách tạo hình nên tên một cơng ty, một tổ chức với những thuộc tính đặc trưng nhất, một hình ảnh tinh lọc đơn giản nhất để dễ nhận biết về một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức xã hội nào đó.

Logo là một trong những khía cạnh của thương hiệu hay kinh doanh. Chúng được tạo dáng, có màu, phơng chữ và những hình ảnh tạo ra sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Logo được tạo ra như một phương tiện để xác định (nhận diện) một tổ chức, là một kiểu mẫu thiết kế thương hiệu, nhằm nhận diện thương hiệu nhanh, một ấn tượng về sự tin tưởng, sự ngưỡng mộ, sự trung thành cho thương hiệu và ẩn chứa một ý nghĩa.

Một phải nói lên được đặc điểm của thương hiệu, đó là cơng việc của nó. Hãy xem Logo của Mc Donald – Nó khơng phải là miếng bánh rẻ nhất, nhưng mọi người đều biết chữ “M” có nghĩa là một chiếc hambuger rẻ va nhanh nhất

Đôi khi Logo không chi đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng cịn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu

Ngoài ra, Logo cần đươc thể hiện trên nhiều chất liệu và các kích thước khác nhau. Ứng dụng của Logo là rất phong phú: từ bao bì nhãn mác đến giấy tờ văn phịng từ áp phích quảng cáo đến túi xách...

2. Phân biệt Logo và biểu tượng

Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt lực năng hoạt động của công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, một phong trào ...) hay một ban nhóm. Logo cịn được gọi là biểu trưng

Hình 2.3. Logo

Biểu tượng là một giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan. Ở giai đoạn nhận thức này, con người dùng một đối tượng (hình ảnh) này để thay thế (tượng trưng) cho một vật (hay hiện tượng) khác phức tạp hơn

Phần hình ảnh trong Logo là các biểu trưng, tượng trưng cho các sản phẩm hoặc đặc tính, hoặc cá tính của sản phẩm, thương hiệu. Yêu cầu của các hình này là dễ nhận biết, dễ nhớ, gây ấn tượng với người xem.

Hình 2.5. Logo áo cá sấu và nước ngọt Red Bull

Phần chữ trên Logo: Chữ trên Logo chúng thường là tên của thương hiệu được viết cách điệu

Nếu kết hợp với hình ảnh, chữ trên Logo cần sử dụng Format phù hợp để cùng với phần hình ảnh, tạo nên một dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chọn phương án chỉ dùng chữ cho Logo của mình.

Hình 2.6. Logo chữ

Khi thiết kế Logo, các chuyên gia đồ họa hình ảnh sẽ cố gắng giới thiệu tối đa giá trị của công ty trên phương diện hình ảnh.

Khi nhà thiết kế tìm ra một ý tưởng hình ảnh phù hợp với mong muốn, họ sẽ phối hợp font chữ, màu sắc, kích cỡ, sắp đặt hình ảnh sao cho có thể truyền tải hết ý đồ tới khách hàng

Một vài hình ảnh đòi hỏi sự mềm mại, trong khi một vài hình ảnh khác lại cần đến sự khỏe khoắn

Ví dụ, Logo các sản phẩm dành cho trẻ em khi thiết kế màu sắc và đường nét nhẹ nhàng chứ khơng phải là những góc cạnh mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)