Danh thiếp (Namecart)

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 78 - 82)

Thiết kế danh thiếp là phục vụ cho việc thông tin liên lạc, giao dịch được thông suốt, chính xác và tiện lợi. Ngồi ra, danh thiếp đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận

Những thông tin chi tiết quan trọng: dịng mơ tả cơng việc là yếu tố không thể thiếu như: tên, chức danh ghi rõ chức vụ của người có tên trong danh thiếp, tên công ty, cửa hàng, các chi nhánh, số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi, địa chỉ Web và email. Ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp hoạt động khơng theo giờ bình thường.

1. Màu sắc

Chọn một màu tốt có thể nói lên doanh nghiệp đó như thế nào, có năng động, cởi mở hay khơng. Ví dụ có 2 chiếc danh thiếp khác nhau, một là của người làm về giải trí, một người làm về kinh doanh, trong khi danh thiếp của người làm về giải trí cần rất nhiều màu sắc, bắt mắt, có thơng điệp rõ và có màu sắc ấn tượng, thì người làm về kinh doanh danh thiếp của họ cần ấn tượng độ “tin cậy và kiên nhẫn”.

Hình 4.2. Mẫu danh thiếp có màu sắc đẹp 2. Phông chữ

Khi thiết kế chú ý đến các phơng chữ có chân hay những phơng chữ có đường nét nhỏ, vì có thể gây mất nét khi in ấn danh thiếp.

Nên sử dụng phông chữ thông dụng, tuy nhiên khi sử dụng phông chữ thông dụng như Times New Roman hay Arial khiến cho những thiết kế đó đơn giản, giống những thiết kế khác.

Điều quan trọng nhất trong việc kiếm phông chữ phù hợp với chủ sở hữu danh thiếp, phù hợp với chủ đề. Trong kinh doanh tốt nhất sử dụng có chân, trong lĩnh vực giải trí cần những đường nét chuyên nghiệp, thanh lịch nên chọn phông không chân.

Hình 4.3. Mẫu phơng chữ 3. Hình dạng

Khi thiết kế danh thiếp, đa số người thiết kế chọn hình dạng là hình chữ nhật nằm hoặc đứng, xã hội ngày càng phát triển, có thể thiết kế danh thiếp nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào khả năng sáng tạo của nhà thiết kế.

Hình 4.4. Mẫu danh thiếp cạnh trịn

4. Chất liệu sử dụng

Chất liệu sử dụng đa dạng từ giấy mỹ thuật (xem hình 4.5), giấy lụa, nhựa plastic (xem hình 4.6), chất liệu vải hay gỗ, ép kim họa tiết, dập nổi chìm…Ý tưởng để tạo nên một danh thiếp ấn tượng, sáng tạo, chuyên nghiệp.

Hình 4.5. Giấy mỹ thuật Hình 4.6. Nhựa plastic 5. Kỹ thuật

Để thực hiện một danh thiếp ấn tượng gồm những kỹ thuật sau: Dập nổi: tạo hiệu ứng 3D cho các biểu tượng và chữ (xem hình 4.7) Dán: Tạo những lớp layer khác trên danh thiếp

Khoét: Danh thiếp được đục lỗ hay khoét hình tượng bất kỳ (xem hình 4.8)

Một danh thiếp đẹp với màu sắc hài hịa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt, sự chu đáo trong công việc và thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Nếu được thiết kế đúng mức, danh thiếp sẽ phản ánh được phong cách làm việc của cơng ty như năng động nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo.

Độc đáo và duy nhất, trong q trình thiết kế khơng thể địi hỏi danh thiếp của người thiết kế khơng có điểm gì giống với danh thiếp của người khác, nhưng cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để tạo sự khác biệt.

Hình 4.7. Kỹ thuật dập nổi Hình 4.8. Kỹ thuật khoét 6. Quy cách thiết kế danh thiếp

Thiết kế theo quy luật hướng nhìn của mắt, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Luật canh lề, nếu gióng hàng canh lề bên trái và bên phải, thể hiện các dòng text sẽ gọn gàng hơn và nhìn trơng ấn tượng hơn bởi nó bám dọc theo canh lề, có thể thấy sự chắc chắn ở cạnh bên lề của danh thiếp.

Hình 4.9. Danh thiếp dạng bo góc

Tránh đặt chữ gần với mép của danh thiếp, điều này khơng được khuyến khích vì rất khó để tập trung sự chú ý nếu đặt quá nhiều chi tiết gần lề của danh thiếp. Trong in ấn điều này cũng khơng được khuyến khích do nó có thể gặp rủi ro khi cắt, vì thế khi canh lề của danh thiếp vào phía trong của nội dung ít nhất khoảng 5 mm. Cách sắp xếp các đối tượng chữ thành nhóm, danh thiếp trơng sẽ gọn gàng trật tự hơn.

Luật lặp lại, đây chính là thủ thuật thị giác của người thiết kế để kiểm sốt mắt người đọc nhằm duy trì sự chú ý của người đọc trên trang càng lâu càng tốt. Sự lặp lại kiểu phông chữ đậm giúp đồng nhất được toàn bộ thiết kế. Đây là cách dễ dàng nhất để cấu trúc chặt chẽ các thiết kế lại với nhau.

Cách bố trí và sắp xếp thơng tin: - Sử dụng cả hai mặt của namecard

- Trình bày Logo, khẩu hiệu, màu sắc nhận diện - Ghi đầy đủ thơng tin liên lạc trong danh thiếp

- Trình bày các thơng tin quan trọng dễ dàng nhìn thấy

- Kích thước thơng dụng 90 x 55 mm, sử dụng kích thước cơ bản khơng sai, nhưng cũng có thể sáng tạo ra những ý tưởng mới tạo ra những danh thiếp có nhiều hình dạng khác nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)