Phác thảo ý tưởng

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 64)

Sau khi có được những thơng tin cần thiết, tiếp theo sẽ là bước quan trọng nhất là phác thảo ý tưởng.

Quá trình phác thảo ý tưởng nên thiết kế 4-5 phương án để khách hàng dễ dàng lựa chọn và phải nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố cơ bản như: phơng chữ, màu sắc, biểu tượng, hình ảnh đặc biệt, các yếu tố phong thủy … phù hợp nhất mà khách hàng muốn sử dụng cũng như các doanh nghiệp cùng ngành đang sử dụng.

Phác thảo ý tưởng và thực hiện trên giấy, đây là việc quan trọng vì khi người thiết kế khác họa lên giấy sẽ dễ dàng hình dung được sản phẩm như thế nào, điểm nào chưa hoàn hảo, điểm nào cần phải chỉnh sửa và sáng tạo thêm, việc phác thảo trên giấy sẽ giúp giải quyết được những vấn đề trên, tránh được việc chỉnh sửa nhiều khi thực hiện sản phẩm Logo trên máy.

Hình 3.2. Phác thảo ý tưởng III. PHÁT TRIỂN THIẾT KẾ LOGO

1. Thiết kế Logo trên máy

Phác thảo mẫu trên giấy hoàn thiện, người thiết kế bắt đầu triển khai và thực hiện bản thiết kế trên máy tính, việc thiết kế trên máy tính vơ cùng quan trọng nó giúp cho sản phẩm Logo giống với thực tế. Việc thiết kế Logo trên máy tính, người thiết kế có thể biến đổi Logo đó dưới nhiều hình dạng kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Nó sẽ giúp cho người thiết kế gửi đến cho khách hàng nhiều bản khác nhau với cùng một nội dung để khách hàng có nhiều sự lựa chọn

Việc thiết kế và triển khai ý tưởng trên máy giúp cho người thiết kế dễ dàng lưu giữ thông tin và gửi những thông tin cần thiết cho khách hàng lựa chọn. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, việc thiết kế đồ họa các sản phẩm Logo trên máy tính dưới dạng 3D, khách hàng có thể hình dung ra sản phẩm Logo thương hiệu giống với khi hồn thành đến 85%, vì vậy mà triển khai thiết kế trên máy tính là một trong những bước dành nhiều thời gian nhất.

Người thiết kế nên thiết kế Logo thật đơn giản vì sẽ giúp nhười nhìn dễ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu của công ty nhanh hơn.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, việc khách hàng nhận biết nhanh về sản phẩm qua Logo, đó là thành cơng lớn nhất của người thiết kế Logo mà cũng chính là lợi ích mà Logo mang lại. Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Logo quả táo, khách hàng chỉ cần nhìn Logo biết ngay của hãng apple, hay các hãng xe ô tô cũng vậy. Qua những Logo đó khách hàng phân biệt được thương hiệu của công ty với công ty đối thủ cạnh tranh. Mỗi một Logo sẽ có điểm đặc biệt riêng giúp khách hàng nhận diện và lựa chọn sản phẩm qua Logo. Để không phải mua nhầm những sản phẩm của thương hiệu khác.

Logo cần độc đáo, đơn giản mà phải sâu sắc, ý nghĩa. Màu sắc Logo rất quan trọng, người thiết kế phải hiểu được quy luật, ý nghĩa của màu sắc để thể hiện vào Logo. Sử dụng màu sắc phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và tính cách của doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực đều có ý nghĩa màu sắc riêng. Một số màu sắc được coi là lựa chọn chuyên nghiệp. Nó phù hợp trong lĩnh vực này nhưng lại không phù hợp trong lĩnh vực khác.

Tạo ra một thiết kế Logo có kích thước đạt tiêu chuẩn khơng thay đổi biến dạng khi thu nhỏ hay in ấn.

Lựa chọn font chữ, việc lựa chọn font chữ rất quan trọng, người thiết kế Logo hiểu biết về font chữ, lựa chọn đúng font chữ cho Logo mình thiết kế thì ý nghĩa cũng như sự hài hòa của chữ sẽ hòa quyện vào nhau, tùy vào Logo, ngành nghề chọn kiểu font chữ cho phù hợp

2. Thuyết trình ý tưởng Logo

Mỗi mẫu thiết kế Logo là một tác phẩm mà ý tưởng sáng tạo được gửi gắm trong đó. Để giúp quá trình thuyết phục khách hàng lựa chọn Logo, người thiết kế phải chuẩn bị bài thuyết trình ý tưởng Logo giúp doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa của tác phẩm

Thuyết trình ý tưởng Logo thường bao gồm việc phân tích ý nghĩa Logo, chỉ ra nguồn gốc sáng tạo, chỉ ra quá trình phát triển từ trực quan đến trừu tượng hóa

Nên đưa Logo vào các ứng dụng thực tế khác nhau, ví dụ như namecard, ấn phẩm quảng cáo, biểu bảng, … để phát huy hiệu quả của Logo một cách cao nhất.

Ý nghĩa của Logo Mercedes

Trong hơn một thế kỷ ngôi sao ba cánh của Mercedes được bao vây bởi 1 quỹ đạo tròn đem lại độ tin cậy, hiệu suất hạng nhất và kỹ thuật mang tính đột phá. Ba điểm của ngôi sao đứng cho sự thống trị của Mercedes trên đất, khơng khí và nước biển, trong tất cả ba môi trường. Mẫu thiết kế Logo này đã được đăng ký thương hiệu và trở thành biểu tượng cho xe ô tô Mrecedes. Các biểu tượng được đưa vào một vịng trịn với ngơi sao nhỏ 3 cánh gắn trên mui “Mercedes” vào năm 1916.

Hình 3.3. Logo Mercedes năm 1916

Màu sắc liên quan nhất với biểu tượng Mercedes-Benz là bạc và đen. Cả hai đều có ưu thế vượt trội và thanh lịch, cũng như sức mạnh và sự hoàn hảo. Tuy nhiên, hai màu sắc cũng có ý nghĩa riêng của nó. Bạc thường mơ tả sự sáng tạo, tinh tế, thanh lịch, và công nghệ cao, trong khi màu đen có xu hướng trở nên sang trọng, tinh khiết, toàn vẹn. Và đây là những đặc điểm chính xác mà nhà sản xuất muốn được biết đến.

Mỗi một Logo của các thương hiệu đều có một câu chuyện và ý nghĩa, đối với Logo ngơi sao 3 cánh của Mercedes thì nó tượng trưng cho ước mơ cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị khắp mọi nơi từ khơng gian, mặt đất và dưới biển. Nó tượng trưng cho sự khát khao vươn lên và ước mơ chinh phục và dám thử thách của Mercedes.

Mercedes là tên một cơ gái

Trước đó khơng lâu, một thương gia người Áo thành đạt tên Emil Jellinek đến thăm cơ sở sản xuất Daimler – Motoren – Gesellschaft và bày tỏ thái độ thán phục bằng cách mua 23 chiếc xe để phục vụ cho giải đua “Tour de Nice”.

Tất cả số xe này đều mang tên cô con gái cưng nhà Jellinek là Mercedes, và đã giành chiến thắng. Emil Jellinek tiếp tục mua thêm 36 chiếc xe nữa với điều kiện được thành lập các đại lý bán hàng tại một số nước, đồng thời Daimler cũng chấp nhận cho Emil Jellinek lấy tên Mercedes đặt cho 36 chiếc xe như một món quà nhân dịp sinh nhật lần thứ 10.

Hình 3.4. Emil Jellinek và cô con gái mang tên Mercedes

Theo tiếng Tây Ban Nha, Mercedes có nghĩa là vẻ yêu kiều, duyên dáng và không hiểu do tài kinh doanh của Emil Jellinek hay do cái tên Mercedes gợi cho người mua hàng nhiều điều may mắn, chỉ trong một thời gian ngắn, 36 chiếc xe đã được bán sạch. Rất nhạy bén, Daimler Motoren phát hiện tính thương mại trong cái tên đó và đề nghị Emil Jellinek cho phép đặt tên Mercedes cho tất cả các sản phẩm.

Q trình hướng tới “ngơi sao 3 cánh”

Năm 1916, Logo của Daimler – Motoren – Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngơi sao nhỏ và dịng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình trịn và 4 ngơi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình trịn khác. Năm 1923, Logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của Logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như khơng cịn. Trên thực tế,

Logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler – Motoren – Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập.

Hình 3.5. Một ngày nào đó, ngơi sao sẽ tỏa sáng

Để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 20 của thế kỷ trước, Daimler – Motoren – Gesellschaft và Benz&Cie sát nhập thành công ty Daimler – Benz AG (AG viết tắt của Aktiengesellschaft – công ty cổ phần) chuyên sản xuất ôtô.

Năm 1926, Daimler – Benz AG đăng ký bản quyền thương mại và sau khi đổi tên công ty thành Mercedes – Benz, họ vẫn dùng Logo này cho đến tận những năm 1990.

Năm 1996 Mercedes đã cho thiết kế lại Logo và làm cho nó đơn giản hơn, bỏ qua các họa tiết và tên công ty trên Logo. Trải qua 100 năm ngôi sao 3 cánh đã tượng trưng cho ý chí và sự khát khao chinh phục, dám thử thách và đương đầu. Là biểu tượng in đậm vào tâm trí người dùng bởi sự đơn giản tinh tế. Được nhiều người ưa thích.

IV. CHỌN LOGO

Sau khi trình bày ý tưởng thì người thiết kế sẽ nhận lại những lời nhận xét từ phía khách hàng, với những nhận xét đó sẽ giúp Logo được hoàn thiệt hơn. Ý kiến của khách hàng có thể khen hoặc chê. Điều quan trọng là khách hàng có rất nhiều ý kiến, người thiết kế phải tiếp nhận tất cả những ý kiến đó, chọn lọc những ý kiến phù hợp để chỉnh sửa sao cho hợp lý.

Hình 3.7. Logo Trường cao đẳng cơng nghệ TP.HCM

Lưu ý, không phải ý kiến nào của khách hàng cũng phải chỉnh sửa theo, khi đàm phán với khách hàng, những góp ý khơng hợp lý cần giải thích để làm sáng tỏ vấn đề ngay với khách hàng để tạo được sự tương đồng giữa nhà thiết kế với khách hàng, cuối cùng là hoàn thiện được sản phẩm Logo hoàn hảo.

V. QUY CHUẨN MÀU SẮC 1. Chọn màu sắc 1. Chọn màu sắc

Chọn màu sắc hợp lý cho Logo có thể cải thiện nhận thức về thương hiệu của khách hàng và gợi lên những ấn tượng phù hợp, từ đó góp phần nâng cao nguồn khách hàng cho doanh nghiệp. Khi thiết kế Logo càng ít màu càng tốt, trong thực tế có những Logo rất nhiều màu sắc nhưng vẫn hiệu quả vì chúng được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó.

Cần phải cân nhắc việc tạo màu cho Logo trên các chất liệu khác nhau. Logo nhiều màu có thể thật tuyệt nhưng sẽ phải tính đến việc chi phí để in trên giấy. Nó cũng khơng tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu. Như Logo có thể xuất hiện trên bảng hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì, chú ý một số loại sẽ bị hạn chế về màu sắc.

Khi thiết kế Logo nên chọn một, hai hoặc ba màu, không dùng quá 3 màu trừ khi thấy thật cần thiết. Với Logo thương hiệu, nên lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc riêng biệt chủ đạo cho Logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Tính riêng biệt này sẽ ăn sâu vào tâm trí từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác, nổi bật với các nhãn hiệu cạnh tranh khác và rất dễ đẩy mạnh vị thế của các thương hiệu dẫn đầu trên thị trường.

Màu sắc nâng cao nhận thức trong thiết kế nhãn hiệu và đóng vai trị lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng, nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc.

Các nhà nghiên cứu marketing đã chỉ ra rằng hơn 80% thơng tin trực quan có liên quan đến màu sắc. Nói cách khác, những thơng tin được truyền tải bằng màu sắc cung cấp cho người dùng một số lợi ích hữu dụng. Tác dụng của những màu sắc riêng biệt dùng để nhận diện sản phẩm có thể thấy ở mọi nơi, từ dược phẩm đến thiết bị công nghiệp.

Các màu sắc lơi cuốn khách hàng mục tiêu và có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm địi hỏi phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó ln mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng.

Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh nhãn hiệu, nó gửi đi một thơng điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa các nhãn hiệu cạnh tranh. Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thơng điệp riêng biệt.

Màu sắc khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, độ tuổi, giới tính và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng. Yếu tố thời trang hay xu hướng ln thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, tùy từng khách hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc có thay đổi cho thích hợp.

Ý nghĩa hay thơng điệp của màu sắc Logo cần thích hợp với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

Người thiết kế Logo có thể chọn màu sắc tương hợp, tương sinh với triết lý âm dương ngũ hành.

Hình 3.9. Bảng màu sắc 2. Các yếu tố phong thủy màu sắc

Với Phương Đông, phong thủy đóng một vai trò rất quan trọng, và màu sắc phong thủy là một nhân tố không thể thiếu. Theo triết lý âm dương ngũ hành có 5 bản mệnh có những đặc tính phù hợp với những ngành nghề, màu sắc phong thủy khác nhau:

Kim như ngân hàng, tài chính – kế tốn, cơng nghệ, văn phịng của chính quyền, kiến truc, …

Mộc: trường học, giáo dục, hoa, thời trang, du lịch, công chúng

Thủy: Dịch vụ dọn vệ sinh, tuyển dụng, chăm sóc sắc đẹp, y tế, trị liệu

Hỏa: Studio, nhà hàng, quán café, các cửa hàng bán lẻ, các công ty về thể thao Thổ: xây dựng, nhà hàng, khách sạn, bất động sản, các cơng ty liên quan đến nơng nghiệp….

Hình 3.10. Bảng màu phong thủy 2.1. Mệnh Kim

Hình khối: trịn, hình cong, hay hình bán nguyệt.

Màu sắc phù hợp: trắng, bạc (màu kim) hoặc màu vàng đất, màu cam ấm hoặc màu nâu trầm (màu của thổ – mệnh tương sinh).

Hình 3.11. Màu Logo mệnh kim

Ý nghĩa: Với quan niệm về trời trịn đất vng, đây là hình mẫu lý tưởng mang

hình hài trái đất, mặt trăng, mặt trời,… nên được rất nhiều công ty sử dụng. Hình trịn khơng điểm bắt đầu và cũng khơng có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hoàn hảo, hợp tác và thuần nhất.

2.2. Mệnh Thủy

Hình khối: hình sóng nước, hình bất định (hình thủy) hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình trịn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình kim)

Màu sắc phù hợp: xanh nước biển, xanh đậm, màu đen (màu thủy) hoặc lựa chọn màu sắc theo tương sinh với mệnh thủy như màu trắng, màu bạc (màu của mệnh kim).

Hình 3.12. Màu Logo mệnh thủy

Ý nghĩa: Nước là khởi nguyên của trái đất và vũ trụ, thể hiện sự mềm mại và

thân thiện, uyển chuyển và năng động. Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận, say mê và có sức mạnh vơ biên, trong khi đó màu màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hịa bình, là sắc màu tuyệt vời trong phong thủy.

2.3. Mệnh Mộc

Hình khối: hình trụ, hình chữ nhật dài, hình cây xanh (hình mộc) hoặc lựa chọn theo tương sinh của mộc là thủy (sóng nước, hình bất định)

Màu sắc phù hợp: xanh lá cây, màu lục (màu mộc) hoặc lựa chọn theo hướng tương sinh với mệnh mộc là màu xanh nước biển, màu đen, màu xanh đậm (mệnh thủy)

Ý nghĩa: Mầm cây đang vươn lên mạnh mẽ hay một cây đại thụ tỏa bóng mát và

vững vàng trước bão táp là ý nghĩa của Logo mang mệnh mộc. Bên cạnh đó màu xanh lá cây cũng là màu của sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào, sự đổi mới, năng lượng mới và sự tái tạo.

Hình 3.13. Màu Logo mệnh mộc 2.4. Mệnh hỏa

Hình khối: hình tam giác, hình cánh buồm, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa (hành hỏa) hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài).

Màu sắc phù hợp: màu đỏ, màu hồng, màu tím hoặc cũng có thể chọn màu theo tương sinh với mệnh hỏa là xanh lá, màu xanh lục (mệnh mộc)

Ý nghĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế Logo

như hình núi, lều, hình tịa nhà chữ A … nhằm để nói lên sự phát triển bền vững của

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu - Trường CĐ Công nghệ TP. HCM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)