3.1. Thực tiễn giải quyết các vụ án khởi kiện Ngân hàng thương mại cổ phần
3.1.2.1. Những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, một trong những khó khăn lớn nhất là việc thu giữ tài sản bảo đảm.
Theo Nghị quyết 42 thì quyền thu giữ tài sản bảo đảm phải đi kèm với điều kiện là hồ sơ thế chấp giữa khách hàng và các TCTD phải có thỏa thuận về các điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm, song thực tế là tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, đa số các hợp đồng thế chấp khơng có điều khoản này, như vậy muốn thực hiện được thì các TCTD phải tiến hành đàm phán với khách hàng vay để ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh, tuy nhiên đối với những khoản nợ xấu đã phát sinh thì thuyết phục khách hàng trả nợ vay đã khó, thuyết phục khách hàng ký phụ lục hợp đồng cịn khó khăn hơn rất nhiều.
Thứ hai, thời gian giải quyết vụ án thường kéo dài, việc thực hiện theo phán
quyết của tòa án còn chậm do cách hiểu khác nhau.
Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án dân sự là từ 4-6 tháng, tuy nhiên trên thực tế rất ít vụ án nào thực hiện đúng thời gian quy định mà thường mất rất nhiều thời gian, cũng như nhân lực, tài lực cho các vụ án; có những vụ án giải quyết từ 5 đến 6 năm mới có bản án và khi có bản án khách hàng khơng hợp tác đến tịa giải quyết, làm phát sinh lãi cao. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khác là do cơ quan tòa án, hoặc cơ quan thi hành án thường không nhận đơn trong khoảng thời gian gần tháng 9 do thời điểm 30/9 hàng năm là mốc thời gian mà các cơ quan này tổng kết số án tồn của các đơn vị, điều này cũng khiến các TCTD cũng phải mất thêm thời gian chờ đợi khi khởi kiện và thi hành án.
Thứ ba, đối với tài sản cầm cố là tàu, đặc biệt là tàu thủy có hoạt động ở
cầm cố để lưu giữ thu hồi xử lý nợ, chưa có văn bản hướng dẫn phối hợp với cơ quan chức năng trong và ngoài nước trong việc giữ tài sản cầm cố đối với những trường hợp cụ thể như trên để thu hồi nợ.
Thứ tư, thẩm định giá để bán các khoản nợ chưa thống nhất.
Một trong những khó khăn trong án các khoản nợ xấu là việc xác định giá trị khoản nợ theo giá thị trường để làm cơ sở mua, bán nợ cịn gặp nhiều khó khăn khi việc định giá khoản nợ được các tổ chức thẩm định giá thực hiện nhưng chưa có một chuẩn mực thống nhất, có nhiều khác biệt về phương pháp thẩm định, cũng như các tiêu chí định giá cịn có những khác biệt giữa các tổ chức thẩm định giá, dẫn đến việc bên bán khoản nợ không dám quyết định do lo ngại mức giá bán đưa ra mang tính chủ quan và có thể thấp hơn so với giá trị khoản nợ, còn người mua cũng gặp khó khăn việc lựa chọn giá thị trường để tham khảo cho giao dịch mua nợ.
Bên cạnh đó, việc thẩm định giá để bán theo quy định cũng còn bất cập, cụ thể theo Điều 98 Luật thi hành án dân sự, chấp hành viên được ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá, quy định giới hạn tổ chức thẩm định giá phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá có đủ năng lực, uy tín để thẩm định, mặt khác cũng vẫn còn xảy ra tình trạng khơng minh bạch, có sự câu kết giữa chấp hành viên, cơ quan thẩm định giá, người mua tài sản, khách hàng và tổ chức đấu giá tác động đến giá tài sản để định giá quá thấp nhằm tẩu tán tài sản, mua tài sản giá thấp để trục lợi gây thiệt hại cho ngân hàng, hay định giá quá cao để không xử lý được tài sản, từ đó dẫn đến việc xử lý nợ thường dây dưa kéo dài.
Thứ năm, một số trường hợp tài sản là nhà tình nghĩa, tình thương hoặc tài
sản bảo lãnh là tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp vay vốn, tài sản bảo lãnh là nhà ở xã hội, trong đó tiền mua tài sản một phần là của chủ tài sản, phần còn lại là tiền tài trợ từ quỹ an sinh xã hội nên khi thi hành án rất lúng túng vì ảnh hưởng đến cơng tác an sinh xã hội.
Một số trường hợp biện pháp cưỡng chế của cơ quan thi hành án không đồng nhất với nội dung tuyên của bản án, chẳng hạn như theo bản án, hội đồng xét xử tuyên buộc công ty trả lại một số cổ phần cho ngân hàng, tuy nhiên theo quyết định thi hành án lại quyết định chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng, do đó ngân hàng rất lúng túng trong tiếp nhận, xử lý tài sản cầm cố là cổ phiếu của doanh nghiệp; tịa án cần có hướng dẫn cụ thể cho ngân hàng biết việc chuyển trả lại ở đây là chuyển quyền quản lý (nắm giữ, cầm giữ) hay quyền sở hữu tài sản.
Thứ sáu, vướng mắc trong thủ tục thuế khi sang tên cho người mua tài sản
bảo đảm: việc chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm cũng là một vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Theo quy định của Nghị quyết 42, số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ cho các tổ chức tín dụng… trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ khác, tuy nhiên khi thực tế triển khai nếu chưa nộp đủ các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khác của người phải thi hành án thì cơ quan thuế sẽ khơng chuyển thơng báo nộp thuế cho văn phịng đăng ký đất đai, do đó ngân hàng khơng thực hiện được thủ tục sang tên cho người mua tài sản bảo đảm.
Thứ bảy, tài sản thế chấp tọa lạc ở nhiều quận huyện, theo quy định thi hành
án không được phát mãi đồng loạt tất cả các tài sản tại tất cả các quận huyện mà phải thực hiện cuốn chiếu từng tài sản theo từng quận huyện khác nhau, làm kéo dài thời gian thu hồi nợ, phát sinh lãi vay, gây khó khăn cho q trình xử lý nợ.
Thứ tám, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn rất hạn chế, thực tế
hiện nay chưa có nhiều vụ án được áp dụng tranh chấp theo thủ tục rút gọn.
Một trong những nguyên nhân là do sau gần một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, Tòa án Nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42 và khi có hướng dẫn, việc hồn thiện các thủ tục theo yêu cầu của Tịa án gặp khơng ít khó khăn. Chẳng hạn như việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, các tài liệu chứng minh về nơi cư trú của người bị kiện, khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để xử lý, nên việc xác nhận này rất khó có thể thực hiện.
Thứ chín, theo quy định tại Điều 102 khoản 2 Luật thi hành án dân sự, chấp
hành viên có quyền khởi kiện u cầu tịa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong q trình bán đấu giá tài sản.
Quy định này xem như đã hạn chế hoặc tước đi quyền của các TCTD trong việc bảo vệ quyền, cũng như lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có vi phạm pháp luật trong quá trình đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, với nhiều người dân hiện nay vẫn cịn có tâm lý ngại mua tài sản thi hành án do mê tín, hoặc lo ngại những thủ tục phiền hà, phức tạp khi sang tên tài sản… khiến quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án cũng gặp khơng ít khó khăn, trên thực tế đã có nhiều trường hợp nhiều lần mở bán, hạ giá nhưng vẫn khơng có người mua tài sản.
Thứ mư i, việc chuyển nhượng hoặc ủy thác quản lý các khoản nợ đối với
các khoản mua bán cịn gặp nhiều khó khăn vì hiện nay chưa có thị trường nợ thứ cấp; tương tự, hiện tại chưa có nghiệp vụ phái sinh như chứng khốn hóa tài sản, chứng khốn hóa nợ thường và nợ xấu, dẫn đến thanh khoản của các khoản nợ không cao.