3.1. Thực tiễn giải quyết các vụ án khởi kiện Ngân hàng thương mại cổ phần
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Thu hồi nợ vay tín dụng là một trong những khó khăn của các ngân hàng nói chung, ngân hàng PVcombank, chi nhánh Hà Nội nói riêng. Nguyên nhân của những hạn chế của thu hồi nợ vay đó xuất phát từ nhiều vấn đề, có khi từ nhóm những văn bản quy phạm pháp luật, có khi từ phía ngân hàng, khách hàng.
- Nguyên nhân từ những văn bản pháp luật:
+ Công tác hướng dẫn tố tụng, thi hành án cịn chưa có được hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án;
+ Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TCTD được quyền thu giữ tài sản đảm bảo khi xử lý nợ, nhưng hiện nay, theo Nghị quyết 42, để thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo, trong hợp đồng bảo đảm giữa TCTD và bên bảo đảm phải có nội dung thỏa thuận về việc được quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Do vậy, nếu hợp đồng bảo đảm khơng có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ hoặc có thỏa thuận nhưng nội dung khơng rõ ràng có thể gây bất lợi cho TCTD trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện quyền lợi của mình. Với cơ chế tiếp cận thơng tin về tình trạng tài sản đảm bảo, hiện nay, tịa án, cơ quan thi hành án dân sự khơng có hệ thống dữ liệu cho phép các TCTD trích xuất, tra cứu thơng tin về tình trạng (có tranh chấp, hay đang áp dụng biện pháp khẩn cấp…) tài sản nên gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42 về điều kiện để thu giữ tài sản đảm bảo;
+ Về mua bán khoản nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ: trên thực tế, các TCTD chưa được hướng dẫn cách xác định giá bán thế nào là phù hợp với thị trường; phương pháp chuyển nợ thành vốn góp cịn hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả thực tế do giới hạn góp vốn mua cổ phần theo Điều 129 Luật Các TCTD, không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp; Việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động do chưa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bên cạnh đó, nhà đầu tư có nhu cầu mua bán khoản nợ cịn e ngại hành lang pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng, quá trình xử lý nợ trên thực tế gặp nhiều khó khăn về thời gian và chi phí. Ngồi ra, đối với nợ xấu trong lĩnh vực cho vay
bất động sản, hiện cịn gặp khó khăn do việc xử lý TSBĐ tại TCTD hiện nay đang gặp một số khó khăn như khách hàng vay có nợ xấu tại TCTD, thế chấp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai… nên TCTD khơng thể áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm.
- Nhóm ngun nhân từ mơi trư ng đầu tư:
Cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế, môi trường chính trị, đặc điểm văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý và các tác động chung của khu vực và địa phương…
- Nhóm ngun nhân từ phía ngân hàng:
Từ phía mỗi Ngân hàng, qua các xử lí thu hồi nợ tín dụng của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định. Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng q mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra rủi ro tín dụng.
- Nhóm ngun nhân từ phía khách hàng:
Nhiều khoản vay của khách hàng với mục đích đầu tư vào các danh mục đầu tư nhạy cảm với những biến động của thị trường; khách hàng cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng.
Một nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro tín dụng cho PVcombank là một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc ủy quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền vayng chịu thực hiện việc trả nợ thay.