Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 75 - 76)

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thu hồi nợ vay

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Hiện nay các văn bản pháp luật liên quan để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có những nội dung chưa thống nhất và đồng bộ hoặc chưa có quy định cụ thể, gây khá nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng như khó khăn cho TCTD và khách hàng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Do đó, kiến nghị TAND tối cao, Quốc hội rà soát lại các văn bản liên quan để khắc phục các bất cập sau:

Thứ nhất, quy định lãi suất trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là theo

thỏa thuận nhưng thêm cụm từ: “theo quy định của pháp luật” sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vì Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 khơng áp dụng lãi suất trần cho vay còn Luật dân sự năm 2015 lại áp dụng lãi suất trần cho vay. Chính vì vậy cần quy định cụ thể, thống nhất.

Thứ hai, nhiều tổ chức tín dụng khơng thơng báo cho khách hàng vay về nội

dung bán nợ giữa tổ chức tín dụng với Cơng ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vì có trường hợp, tổ chức tín dụng sau khi bán nợ cho VAMC vẫn nộp đơn khởi kiện, tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng khác, ảnh hưởng đến công tác xét xử của tịa án. Vì vậy cần có quy định cụ thể đối với vấn đề này.

Thứ ba, trường hợp TCTD thực hiện việc thu giữ tài sản theo Nghị quyết 42

mà khách hàng không hợp tác bàn giao tài sản, thậm chí chống đối thì TCTD khó có thể thu giữ thành cơng. Vì vậy, cần có những văn bản quy định chi tiết hơn về việc giao cho các cơ quan chức năng nhiệm vụ phối hợp và trợ giúp, đảm bảo cho TCTD thu hồi thành công TSBĐ để xử lý nợ xấu, trong đó quy định cơ quan Cơng an có trách nhiệm triển khai các lực lượng để phối hợp với ngân hàng tổ chức thu giữ TSBĐ khi bên thế chấp/chủ TSBĐ/người đang sử dụng TSBĐ chống đối, cố tình khơng bàn giao TSBĐ..

Thứ tư, luật các TCTD cho phép các ngân hàng được phép thu hồi nợ trước

hạn nếu bên vay vi phạm HĐTD. Đây là một trong những quyền rất quan trọng của các ngân hàng để bảo đảm an tồn vốn cho vay. Tuy nhiên, có quan điểm khơng đồng tình vì căn cứ vào quy định của BLDS thì bên cho vay “khơng được u cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn”, trừ trường hợp được bên vay đồng ý. Nếu theo quan điểm này, thì trái ngược hồn tồn với quy định của pháp luật ngân hàng, vô cùng bất lợi đối với bên cho vay. Khi đó, bên vay chậm trả một kỳ hạn nợ hoặc có những vi phạm khác thì ngân hàng sẽ khơng được phép chuyển tồn bộ số nợ sang nợ quá hạn, thu hồi toàn bộ nợ vay và xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Vì vậy, Quốc hội cần phải xem xét, rà sốt lại; các cơ quan chuyên môn cần phối hợp để ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)