Tăng cư ng giám sát tài chính đối với tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 82 - 84)

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thu hồi nợ vay

3.2.4.3. Tăng cư ng giám sát tài chính đối với tổ chức tín dụng

Hoạt động giám sát hệ thống tài chính rất quan trọng và góp phần đảm bảo an tồn trong hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia nói chung và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng nói riêng. Trên cơ sở trao đổi tổng thể chung từ định hướng và nội dung trong giám sát hệ thống tài chính ở Việt Nam, một số giải pháp nhằm tăng cường giám sát tài chính đối với TCTD trong thời gian tới như sau:

Một là, NHNN cần xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơng bố thơng tin, trong đó có các chế tài thích hợp đối với tất cả các ngân hàng thương mại, nhằm bảo đảm tính cơng khai, minh bạch về thơng tin tài chính như các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn. Bên cạnh đó, đẩy nhanh q trình chỉnh lý tiêu chuẩn kế tốn và đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cần sửa đổi một số vấn đề như: linh hoạt hơn trong trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho phép hướng tới thông qua các phương pháp tiếp cận các chu kỳ (ví dụ như trích lập dự phịng tổn thất dự kiến), thắt chặt các quy định về việc hợp nhất các rủi ro ngoại bảng và áp dụng giá trị kế toán hợp lý cho các loại cơng cụ tài chính.

Để tăng cường tính hiệu quả của cơ chế kỷ luật, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cũng như tái cơ cấu hệ thống tài chính, trong đó tập trung vào các NHTM, thì một trong những giải pháp quan trọng nhất là tăng cường thanh tra giám sát, tăng tính độc lập cho NHNN.

Hai là, điều hành chính sách tiền tệ.

Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Xác định và kiểm sốt mức tăng trưởng tín dụng hợp lý để đảm bảo đủ vốn cho tăng trưởng kinh tế và kiểm soát được cung tiền trong nền kinh tế. Đồng thời, tiếp tục tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn của hệ thống ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà khơng gây áp lực lạm phát... Trong q trình thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần có sự phối hợp đồng bộ để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu kinh tế vĩ mô của năm 2019 và những năm tiếp theo...

Tiếp tục tăng cường kỷ luật thị trường tài chính, bằng các quy định chặt chẽ về khả năng thanh khoản, chất lượng đầu tư, tính an tồn trong hoạt động của các

TCTD; nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại bằng hệ thống công nghệ thông tin; tăng cường các biện phát giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ một cách hiệu quả.

Ba là, Quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá.

Trong thời gian qua, dự trữ ngoại hối liên tục tăng trong khi tỷ giá ổn định, điều này cho thấy ngoại tệ luôn dư thừa trên thị trường và NHNN chỉ việc mua lượng dư thừa đó để ổn định tỷ giá. Sự chặt chẽ trong các chính sách trên đã giúp cho người dân và DN quay trở lại nắm giữ tiền đồng. Thặng dư trên cán cân vốn và nguồn kiều hối cũng góp phần tạo ra nguồn cung ngoại tệ dồi dào và ổn định thị trường trong thời gian qua.

Tiếp tục duy trì định hướng chính sách hướng tới ổn định kinh tế vĩ mơ, thực hiện chống hiện tượng đơla hóa trong nền kinh tế… Tuy nhiên, cần tăng tính linh hoạt hơn qua việc nới biên độ tỷ giá mà NHNN có thể điều tiết trong năm để tăng sự linh hoạt cho điều hành chính sách, đồng thời tạo động lực để DN tăng cường năng lực quản trị rủi ro tỷ giá.

Bốn là, Hoàn thiện cơ chế hoạt động cho công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam.

Với cơ chế đặc biệt được quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), VAMC khắc phục được khá nhiều điểm hạn chế nếu TCTD tự xử lý nợ xấu và có nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả hơn để xử lý số lượng nợ xấu đã mua. VAMC xử lý nợ thông qua 5 giải pháp chủ yếu, đó là bán tài sản đặc biệt; cơ cấu nợ; khởi kiện, thi hành án; đơn đốc thu nợ; bán nợ. Trong đó VAMC đặc biệt tập trung vào hoạt động cơ cấu nợ cho khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu nợ thường gắn với cho vay bổ sung. Sau khi VAMC mua nợ xấu, DN có nợ xấu được bán được xem xét để miễn giảm lãi, cơ cấu nợ, cho vay bổ sung nếu có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Thời gian qua, nhiều trường hợp VAMC đã thực sự là “điểm tựa và kỳ vọng của DN”. Ngày 16/5/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản đặc biệt của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản đặc biệt của khoản nợ xấu có giá trị lớn. Đây là điều kiện để hoàn thiện hoạt động của VAMC, để từ đó, VAMC sẽ chủ động nhiều hơn trong xử lý, góp phần ổn định hệ thống tài chính quốc gia và sự phát triển ổn định của các TCTD.

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 82 - 84)