Kiến nghị thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 84 - 92)

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thu hồi nợ vay

3.2.5. Kiến nghị thực hiện pháp luật

Khi thực hiện pháp luật TTDS nói chung, cụ thể là việc khởi kiện đòi nợ vay của các tổ chức tín dụng nói chung thấy rằng việc xử lí nợ xấu, thu hồi nợ tín dụng bằng cách khởi kiện tại Tịa án là một q trình lâu dài, địi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan. Chọn phương pháp thu hồi nợ bằng cách khởi kiện tại Tịa án là phương pháp khó khăn và là lựa chọn sau cùng khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ trong nhiều tháng. Do vậy, trong q trình thu nợ tín dụng bằng cách này các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt các quy định tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày

10/01/2018 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2018; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

Thứ hai, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng,

bảo đảm tiền vay, các quy định an tồn, thận trọng trong hoạt động tín dụng; thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc trích lập dự phịng rủi ro trái phiếu đặc biệt.

Thứ ba, thường xuyên rà sốt, sửa đổi và hồn thiện các quy định, chính sách

quy trình, thủ tục quản lý, kiểm sốt, giám sát cấp tín dụng theo hướng chặt chẽ, phịng ngừa, ngăn chặn rủi ro và vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng; phát triển hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động cấp tín dụng. Phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

Bảo đảm tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả và phù hợp với quy mơ, cơ cấu nguồn vốn. Rà soát, điều chỉnh chiến lược, định hướng kinh doanh theo hướng an toàn, hiệu quả; kiểm sốt chặt chẽ cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và đầu tư dài hạn vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thứ tư, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý

nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng vay, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục hỗ trợ vốn, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, cải

cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng theo hướng thuận tiện cho khách hàng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng. Trường hợp tự xử lý được nợ xấu, có thể tăng cường nhận lại nợ đã bán cho VAMC để chủ động xử lý; đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, đặc biệt là với VAMC.

Đối với các tổ chức, cá nhân khi tham gia HĐTD cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm. Cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng nên mở rộng, tạo điều kiện cho cá nhân vay vốn tham gia các hội thảo về vay vốn ngân hàng, tuyên truyền kiến thức pháp luật liên quan đến hợp đồng tín dụng dụng cho cá nhân khi vay vốn, hướng dẫn cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia HĐTD. Các tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng thường do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức pháp luật của người tham gia chưa cao. Chính vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về vấn đề pháp luật và vấn đề trách nhiệm của bản thân. Có như vậy thì các tranh chấp sẽ phần nào giảm đi và hơn nữa sẽ giúp quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ở Tịa án sẽ nhanh chóng hơn một khi người tham gia HĐTD đã có ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thơng qua quá trình tiếp xúc thực tế - thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng cách khởi kiện tại Tòa án tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, tác giả nhận thấy rằng nguyên nhân xảy ra tranh chấp trên một phần là do nhận thức, trách nhiệm của người tham gia HĐTD chưa cao. Vì vậy, điều đáng quan tâm, đáng lưu ý và đặc biệt quan trọng ở đây là cơ quan chức năng phải có biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội. Để làm được điều đó, cơ quan chức năng cần tuyên truyền rộng rãi pháp luật đến từng địa phương, gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó mỗi cá nhân trong xã hội cũng phải tự nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình đối với xã hội thơng qua chính sách của Nhà nước, sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Kết luận chƣơng 3

Qua việc nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ án khởi kiện Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam thực hiện tại Tòa án nhân dân các cấp, tác giả đã đưa ra đánh giá công tác thu hồi nợ tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, chi nhánh Hà Nội. Trong đó, nêu tình hình hoạt động kinh doanh và dư nợ tín dụng; Tỷ lệ nợ xấu tín dụng và thu hồi nợ tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, chi nhánh Hà Nội; Những kết quả đạt được và một số vướng mắc, hạn chế trong khởi kiện của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam và giải quyết của tịa án, từ đó phân tích những nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó nhằm đề xuất được những biện pháp quản lý và sử dụng vốn tín dụng hiệu quả nhất cho Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.

Hơn nữa, trong nội dung chương này tác giả cũng đã nêu một số vụ án khởi kiện để thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, chi nhánh Hà Nội đã được xét xử công khai và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, lưu hồ sơ tại Ngân hàng.

Pháp luật về TTDS đóng vai trị quan trọng trong q trình ổn định kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia, do đó sự cần thiết phải hồn thiện các quy định về tố tụng trong quá trình hội nhập quốc tế được nêu rõ tại chương này.

Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp thu hồi nợ vay theo thủ tục tố tụng dân sự, mà cụ thể là tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại Tịa án. Theo đó, nhiều biện pháp về hồn thiện thể chế, quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng và các chủ thể tham gia hợp đồng cần được tuyên truyền, truyền thông về những quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng thương mại trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với việc hoàn thiện quy định về pháp luật tố tụng hiện nay và kiến nghị về quá trình thực hiện tố tụng. Mong rằng đây là những góp ý có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật Việt Nam về TTDS.

KẾT LUẬN

1. Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước hiện nay thì việc nhiều tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 rất khó khăn trong việc trả nợ vay trong hợp đồng tín dụng đã kí kết. Do vậy, việc thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại Tòa án là biện pháp hiệu quả hơn cả song cũng tốn kém nhiều thời gian và công sức của tất cả các bên đương sự. Khi quyền lợi và tài chính của Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng bị xâm phạm hoặc tranh chấp thì biện pháp khởi kiện là cơng cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khi các chủ thể có quyền hoặc được pháp luật trao quyền thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án thì Tịa án có trách nhiệm xem xét và thụ lý vụ án khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy nên không chỉ pháp luật TTDS Việt Nam mà pháp luật TTDS của nhiều nước trên thế giới đều có quy định về quyền khởi kiện, khởi kiện và trình tự, thủ tục thụ lý vụ án khởi kiện.

2. Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài như các khái niệm về: Hợp đồng tín dụng; tranh chấp hợp đồng tín dụng; khởi kiện vụ án; thụ lí vụ án và phương thức; nội dung Đơn khởi kiện vụ án dân sự. Ngoài việc hệ thống hóa lại các khái niệm về vấn đề nghiên cứu, tác giả cịn hệ thống hóa pháp luật có liên quan như BLTTDS, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật Thương Mại, Luật Đầu tư… cùng nội hàm áp dụng trong việc thu hồi nợ tín dụng bằng phương thức khởi kiện tại Tòa án.

3. Trên cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực tiễn biện pháp thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại Tòa án tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, luận văn đã chỉ ra chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp, những kiến nghị để giải quyết những tồn tại, hạn chế đó. Những biện pháp này được thực hiện sẽ nâng cao được chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án của các Ngân hàng Thương Mại (TCTD) nói chung.

4. Trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ, do thời gian có hạn và bản thân tác giả cịn nhiều hạn chế, thiết sót. Tác giả luận văn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Hồng Văn Bích (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp

tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc, Đại Học Quốc gia Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2013), Nghị định số 8019/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư

Pháp về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

4. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 83/2010/ NĐ-CP ngày 23 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

6. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

8. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự - Tố tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự

bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gịn.

9. Hồng Hà (2019), Nợ xấu đang có dấu hiệu tăng cao trở lại,

http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/no-xau-dang-co-dau-hieu-tang-tro-lai- 311220.html, [truy cập 22/09/2020].

10. Phan Chí Hiếu (2011), Tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

11. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006, Mục I. 2, Hà Nội.

12. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết 03/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2011, Hà Nội.

13. Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2018), Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết tranh chấp về xử lí nợ xấu, tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thu Hồng (2013), Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

qua thực tiễn xét xử tại Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội,

Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Hoàng Quốc Hùng (2011), Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp

đồng ủy quyền, https://congchungvanxuan.com.vn/2016/07/11/ba-van-de-can-

canh-bao-trong-viec-cong-chung-hop-dong-uy-quyen/, [truy cập 05/10/2020]. 16. Hồ Quang Huy, Nguyễn Quang Hương Trà (2012), Nguyên nhân dẫn đến nợ

xấu của các tổ chức tín dụng - Nhìn từ góc độ các quy định của pháp luật hiện,

http://www.sotuphapqnam.gov.vn/index.php/2017-03-13-06-49-51/864- nguyen-nhan-dn-n-n-xu-ca-cac-t-chc-tin-dng-nhin-t-goc--cac-quy-nh-ca-phap- lut-hin-hanh-v-x-ly-tai-sn-bo-m, [truy cập 15/9/2020].

17. Phạm Quốc Khánh (2013), Giải pháp xử lý nợ xấu hiên nay của các ngân hàng

thương mại Viêt Nam, http://www.tapchi.hvnh.edu.vn, [truy cập 12/8/2020].

18. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trư ng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Lê Nết (dịch) (1999), Giáo trình Luật La Mã, (Lê Nết dịch), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐNHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.

23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, Hà Nội.

24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, Hà Nội.

25. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (2017-2019), Báo cáo thư ng niên các năm 2017-2019, https://www.PVcombank.com.vn/gioi-thieu-

ve-PVcombank.html, [truy cập 25/8/2020].

26. Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 84 - 92)