Các giải pháp về thể chế, chính sách pháp luật có liên quan

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 76 - 78)

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thu hồi nợ vay

3.2.2. Các giải pháp về thể chế, chính sách pháp luật có liên quan

Để việc khởi kiện và thu hồi nợ của các TCTD theo đúng quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp do TCTD khởi kiện được thống nhất đề nghị Tịa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp người vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân) và việc Cơng ty quản lí tài sản của các TCTD Việt Nam, kế thừa quyền và nghĩa vụ của TCTD trong khởi kiện để bảo đảm được quyền lợi hợp pháp cho các TCTD đồng thời giảm được số lượng nợ xấu trên toàn hệ thống các TCTD.

Các giải pháp về thể chế, chính sách pháp luật có liên quan bao gồm những giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín

dụng: Xây dựng các quy định pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc phối hợp thu hồi, xử lý nợ xấu; áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ việc liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm; Tịa khơng được từ chối thụ lý vụ án khơng có lý do chính đáng; Bảo vệ giao dịch dân sự ngay tình trong trường hợp Hợp đồng bảo đảm giữa khách hàng và TCTD là giao dịch hợp pháp.

Thời gian tới, Tòa án Nhân dân tối cao cần chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp địa phương (đặc biệt là tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã…) sớm giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng, tín dụng phù hợp với quy định về thủ tục tố tụng và quy định có liên quan khác sau khi thụ lý vụ án.

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có văn bản chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các địa phương tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật của Tòa án và cơ quan thi hành án, Theo đó, nếu thấy Tịa án và cơ quan thi hành án cùng cấp vi phạm quy định của pháp luật thì trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sốt nhân dân cần có văn bản gửi Tịa án, cơ quan thi hành án cùng cấp yêu cầu tuân thủ quy định của pháp luật hoặc có văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết và có văn bản trả lời ngân hàng khi nhận được đơn thư khiếu nại việc vi phạm pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án.

Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước phối hợp kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Công an trong việc hỗ trợ TCTD thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm và chế tài xử lý nếu bên nắm giữ tài sản (hoặc bên thứ ba) chống đối, cản trở việc TCTD thực hiện thu giữ tài sản.

Bộ Công an và lãnh đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến chỉ đạo để Công an các địa phương hiểu và hỗ trợ cho các TCTD trong việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ, xác minh tình trạng cư trú của các khách hàng trên địa bàn quản lý làm cơ sở cho việc khởi kiện khách hàng của TCTD, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thi hành án địa phương trong công tác cưỡng chế thi hành án để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi hành án của Cơ quan thi hành án. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề liên quan và hỗ trợ TCTD, VAMC trong xử lý nợ xấu, nhất là hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

Hai là, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện Nghị quyết số

42/2017/NĐ-CP. Cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp hoãn xử lý tài sản bảo đảm. Không chỉ Nghị quyết số 42/2017/NĐ-CP khi phát sinh tranh chấp thì khơng thể thu giữ tài sản, mà trong tố tụng cũng vậy, khi phát sinh tranh chấp thì đương nhiên được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Với cơ quan thi hành án, khi phát sinh tranh chấp phải ngưng ngay việc thi hành án. Cùng với đó, phải xử lý hình sự đối với các hành vi giả tranh chấp để cản trở việc xử lý tài sản. Có như vậy, khối nợ xấu có tài sản bảo đảm mới hy vọng xử lý dứt điểm và Nghị quyết số 42/2017/NĐ-CP mới thực sự đi vào cuộc sống.

Trong bối cảnh kinh tế đất nước và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, các vụ kiện muốn được thuận lợi thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên thống nhất quan điểm để cho TCTD và khách hàng, bên thế chấp chủ động chọn Tòa án tiến hành xử lý vụ việc. Hiện nay, các quy định của pháp luật tố tụng cũng đã có quy định rất rõ, nếu Bị đơn, người liên quan, được triệu tập hợp lệ quá 2 lần mà vẫn vắng mặt, thì Tịa án có quyền xem xét xét xử vắng mặt theo thủ tục chung. Cần có cơ chế pháp luật hướng dẫn cụ thể các bước phải thực hiện của TCTD trong việc khởi kiện, để thực thi các nội dung đã được TCTD và khách hàng, bên thế chấp đã thống nhất thỏa thuận hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài chính.

Hơn nữa, cần có cơ chế hướng dẫn việc nắm giữ bất động sản của TCTD khi xử lý nợ đồng thời thống nhất áp dụng cơ chế này một cách đồng bộ. Cần quy định chế tài rất cụ thể đối với việc không bàn giao tài sản đảm bảo của bên thế chấp, bên quản lý tài sản đồng thời cho phép các cơ quan Thi hành án được tổ chức cưỡng chế bàn giao tài sản đảm bảo cho bên trúng đấu giá khi hoàn tất việc đấu giá tài sản theo quy định.

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 76 - 78)