Nguyên nhân vướng mắc, bất cập

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 74 - 75)

3.1. Thực tiễn giải quyết các vụ án khởi kiện Ngân hàng thương mại cổ phần

3.1.4.2. Nguyên nhân vướng mắc, bất cập

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích nội hàm của những nhược điểm, vướng mắc đã phân tích ở phần trên, tác giả đưa ra những nhận định sau về nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập:

Thứ nhất, bất cập của các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp

đồng tín dụng.

Cơng tác giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng hiện nay được quy định khá nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi sự chồng chéo, khơng thống nhất giữa các văn bản. Điều đó gây khó khăn cho việc giải quyết của Tịa án khi có tranh chấp xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong vụ án và dẫn đến đưa ra một bản án chưa mang tính thuyết phục.

Thứ hai, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán cịn chưa

chuẩn mực, cịn mang tâm lí quan liêu.

Thẩm phán thường có vai trị Chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Do đó, để có một bản án có chất lượng địi hỏi Thẩm phán cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhật được kiến thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ. Phẩm chất đạo đức của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có được giải quyết. Cần phải rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của Thẩm phán để có bản án cơng tâm, khách quan và đúng pháp luật.

Thứ ba, Hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các

chủ thể liên quan, nhất là các đương sự.

Đối với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án thì trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp. Bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không phụ thuộc nhiều vào chứng cứ mà các bên cung cấp. Trước Tịa án, nếu các đương sự khơng chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì khơng thể thuyết phục được Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Vì trên thực tế, các Tịa án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định

các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Do vậy, chứng minh khơng chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đương sự mà cịn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng luật.

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 74 - 75)