Giải pháp về quy định pháp luật tố tụng liên quan đến giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 78 - 80)

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thu hồi nợ vay

3.2.3. Giải pháp về quy định pháp luật tố tụng liên quan đến giải quyết tranh

chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án

Trong thực tế, vụ án khởi kiện nào cũng có những bất cập riêng cần được giải quyết. Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp HĐTD là việc làm cần thiết, nhằm thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng giữa các chủ thể được thuận tiện hơn; bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường tín dụng phát triển. Tuy nhiên, cần hoàn thiện các quy định về tố tụng liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án.

Một là, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án.

Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016 thì thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện đã được mở rộng (Điều 35) [40]. Cùng với thẩm quyền

giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng như hiện nay là quá tải đối với Tòa án nhân dân cấp huyện nhất là đối với những huyện có hoạt động kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn tín dụng phát triển kinh doanh tăng lên đồng nghĩa với việc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tăng cao và phức tạp.

Qua tìm hiểu những vụ án khởi kiện thu hồi nợ tín dụng bằng phương pháp khởi kiện tại Tòa án tại PVcombank, nhận thấy còn nhiều bản án đã phải xử phúc thẩm. Một phần nguyên nhân đó là do năng lực của đội ngũ thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện còn hạn chế về số lượng, kiến thức, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp HĐTD nên dẫn đến tiến độ giải quyết tranh chấp còn chậm và nhiều sai sót. Vì vậy, ngồi việc tăng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án cần tăng thêm về số lượng và chất lượng: Thẩm phán, thư ký, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đảm bảo công tác giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng của Tịa án nhân dân cấp huyện được đúng theo quy định của BLTTDS.

Hai là, cần ban hành các quy định rút gọn về vụ án tranh chấp HĐTD.

Hiện nay, thủ tục tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng chưa linh hoạt, nhanh gọn xử lý vấn đề gây tốn kém về thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp. Theo quy định của BLTTDS, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD còn mất rất nhiều thời gian. Thông thường để giải quyết xong một tranh chấp HĐTD phải mất gần hai năm. Trình tự, thủ tục ở Tòa án thường kéo lâu do phải trải qua các khâu: thụ lý, Tòa án nghiên cứu và tiến hành hòa giải đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, (khiếu nại nếu có) cũng một thời gian khá dài, đến khi bản án có hiệu lực pháp luật thì phải chờ cơ quan thi hành án xử lý. Trình tự, thủ tục kéo dài nhiều thời gian như vậy khiến cho các bên trong tranh chấp luôn ở trong tình trạng chờ đợi, mệt mỏi và chi phí kéo theo là tất yếu.

Thực tế này địi hỏi cơng việc giải quyết tranh chấp ở Tịa án cần rút ngắn thời gian làm cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh gọn, đúng pháp luật, đơn giản nhưng vẫn bảo vệ quyền lợi các bên trong hợp đồng.

Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng trước khi đã mang ra Tịa án giải quyết thì họ đã tiến hành các bước thương lượng, hòa giải nên về các chứng cứ chứng minh vụ việc đã có tình tiết rõ ràng và có căn cứ pháp lý. Đối với những tranh chấp HĐTD mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ, lai lịch cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nếu nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ tranh chấp khơng có sự phản đối về sự giả

mạo của bằng chứng đó thì Tịa án có thể khẳng định được tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin trong các văn bản đó. Do vậy, Tịa án khơng phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mà vẫn có thể giải quyết đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả.

Mới đây, tại BLTTDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 đã thêm trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định từ Điều 316 đến 324 của Bộ luật này [41]. Việc ban hành thủ tục rút gọn này sẽ giúp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong xã hội mà vẫn bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giảm nhẹ thời gian, chi phí tố tụng của Tịa án và thời gian, chi phí của các đương sự cho việc tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ trình tự tố tụng này để đảm bảo quyền lợi cho bên vay, vì khi xảy ra tranh chấp HĐTD thì các TCTD (bên cho vay) là bên mong muốn được áp dụng giải quyết theo trình tự tố tụng rút gọn nhất để nhanh chóng thu hồi vốn và giải quyết nợ xấu do hoạt động tín dụng gây ra. Bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn về xử án theo thủ tục rút gọn của BLTTDS nhằm đảm bảo tính chính xác khi áp dụng các vụ án theo thủ tục này.

Đồng thời, việc ban hành thêm hình thức gửi đơn kiện qua cổng trực tuyến (Điều 190) [41] và phương thức cấp, tống đạt, thơng báo của Tịa bằng phương tiện điện tử (Điều 173) [41]. Theo đó, người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng phương thức gửi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tịa án (nếu có). Ngày khởi kiện được xác định là ngày gửi đơn. Sau khi nhận đơn trực tuyến, tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn, thông báo trên cổng thông tin điện tử của Tòa án đồng thời trả lời cho người khởi kiện biết qua thư điện tử. Việc cấp, tống đạt, thơng báo của Tịa cũng được thực hiện qua thư điện tử. Điều sẽ góp phần giảm thời gian và chi phí đi lại của các bên đương sự nếu muốn khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng ra Tòa án khi ở quá xa trụ sợ Tịa án có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu Thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng bằng biện pháp khởi kiện tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam, chi nhánh hà nội (Trang 78 - 80)