Chỉ Tiêu 2012 2013
1. Doanh Thu bán hàng 748,59 761,74
2. Các Khoản giảm trừ doanh thu 0,12 0,15
3. Doanh thu thuần về bán hàng 748,46 761,59
4. Giá vốn hàng bán 472,45 479,80
5. Lợi nhuận gộp về hàng bán 276,01 281,79
6. Doanh thu hoạt động tài chính 6,74 6,70
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng 112,29 111,98
9. Chi phí quản lý 33,69 32,75
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 136,77 143,76
10. Thu nhập khác 2,25 3,81
11. Chi phí khác 0,898 1,29
12. Lợi nhuận khác 1,35 2,51
13. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế 138,12 146,27
Cơng ty đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2000. Từ thời gian đó đến nay, cơng ty đã trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ năm 2000 tới 2005, đây là giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Doanh số lúc này của cơng ty khơng cao, trung bình chỉ bán được hơn một triệu thùng/năm, tương ứng khoảng gần hai trăm tỷ đồng. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tăng trưởng, kéo dài từ 2006 tới 2009. Giai đoạn này đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong doanh số bán hàng, từ 1,2 triệu thùng trong năm 2005 lên tới 4,3 triệu thùng trong năm 2009. Hiện nay công ty vẫn đang trong giai đoạn bão hòa. Doanh số tương đối ổn định qua các năm từ 2009 tới 2013. Trung bình khoảng 4,4 triệu thùng/năm, tương ứng 670 tỷ đồng. Chi tiết về sự tăng trưởng này được thể hiện trong hình 2.1, doanh số của công ty qua các năm.
Bảng 2.1 - kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy doanh số năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012, khoảng 1,8%.
Các khoản giảm trừ chủ yếu là giảm giá hàng bán phục vụ cho các chương trình khuyến mãi của công ty. Do hiện tại, cầu về sản phẩm của công ty cao hơn khả năng cung ứng nên các hoạt động khuyến mãi không được thực hiện nhiều, nếu có thì chủ yếu là kết hợp với các hệ thống bán hàng hiện đại như Big C, Metro, khuyến mãi giảm giá cho khách hàng trong thời gian rất ngắn. Tổng giá trị các chương trình giảm giá trong hai năm vừa qua là 123 đến 146 triệu đồng, chiếm 0,16% đến 0,19% tổng doanh thu.
Do giá vốn hàng bán chiếm khoảng 60% doanh thu nên lợi nhuận gộp của của công ty trong hai năm vừa qua là 276 và 282 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi các chi phí quản lý, chi phí bán hàng là 144 tỷ đổng năm 2013, tăng 5,1% so với năm 2012. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế của cơng ty trong năm 2013 là 146 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2012.
Năm 2013, tổng doanh số bán hàng tăng chỉ 1,8% so với năm trước đó, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại cao hơn năm trước đó 6%. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh cắt giảm chi phí, giảm trừ các khoản chi không cân thiết, thương thảo với nhà cung cấp để cắt giảm một phần chi phí nguyên vật liệu. Đây là một
trong những chiến thuật quản lý ở thời điểm hiện tại khi rất nhiều cơng ty khác vẫn cịn đang khó khăn do giá cả ngun vật liệu gia tăng, kinh tế lại trì trệ. Nói tóm lại, năm 2013 vừa qua là một năm khá ổn định của công ty trong khi hàng trăm công ty lớn nhỏ trong nước phá sản.
2.2. Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
2.2.1. Công tác dự báo và lập kế hoạch
Cơng tác này hiện cịn đang là một khiếm khuyết trong tổ chức hoạt động của cơng ty. Nó chưa được xây dựng thành một bộ phận riêng để có thể hoạt động một cách chính thức. Chính vì vậy mà cơng tác dự báo và lập kế hoạch chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Theo Giám đốc Sales và Marketing, số lượng dự báo về nhu cầu của các thị trường hiện nay dựa trên dữ liệu cung cấp bởi các đại lý phân phối. Và theo dữ liệu quá khứ phản ánh thì dự báo này khơng mấy chính xác.
Phỏng vấn Giám đốc sản xuất về nguyên nhân tại sao khơng có bộ phận lập kế hoạch cho tồn cơng ty, nhà quản lý trả lời rằng kế hoạch là khơng cần thiết vì cơng ty chỉ có một sản phẩm duy nhất và hiện tại công suất nhà máy đã vận hành gần như tối đa. Việc gia tăng năng suất hay sản lượng là không thể. Đối với kinh doanh, hiện tại bộ phận Sản xuất luôn ưu tiên cho hàng xuất khẩu và miền bắc. Cơng suất cịn lại sẽ sản xuất để lưu kho và lượng hàng bán cho miền nam có thể xem xét dựa trên con số này.
Cũng theo Giám đốc Sản xuất, hiện tại mỗi phịng ban trong cơng ty tự thực hiện kế hoạch ngắn hạn cho bộ phận của mình. Đối với bộ phận sản xuất, kế hoạch là kế hoạch sản xuất sản phẩm nội địa hay xuất khẩu, sản xuất với số lượng bao nhiêu, sản xuất trong thời gian nào. Bản kế hoạch này chỉ được xác lập cho từng tháng tại thời điểm giữa tháng trước đó với cơ sở là đơn đặt hàng của khách hàng nước ngồi. Với thơng tin này, bộ phận sản xuất xác lập thời gian và số lượng sản phẩm xuất khẩu cần sản xuất trước, sau đó tồn bộ khả năng sản xuất còn lại dành cho sản phẩm nội địa. Cách thức lập kế hoạch như trên, theo nhận định của tác giả, là khá tốt đối với sản phẩm xuất khẩu nhưng đối với sản phẩm nội địa lại chưa tốt
vì gây khó khăn cho cơng tác quản lý tồn kho. Sự khó khăn này sẽ được phân tích cụ thể ở phần tình trạng hoạt động sản xuất.
Đối với bộ phận thu mua nguyên vật liệu, theo trả lời của trưởng bộ phận Thu mua, do sản xuất khơng có kế hoạch dài hạn cho hàng quý, hàng năm nên kế hoạch mua hàng của thu mua dựa vào tổng khả năng sản xuất trung bình của nhà máy mà khơng thể tính tốn đến các yếu tố khác như tình trạng máy móc, nhu cầu tiêu thụ ngun vật liệu của bộ phận Sản xuất. Chính vì vậy, có những đơn hàng được xác lập trước hàng quý và tới thời điểm nhận hàng theo kế hoạch vẫn cho hàng về dẫn tới ứ đọng nguyên liệu trong kho ở những thời kỳ sản xuất ít do máy móc trục trặc hoặc do thời gian ngưng sản xuất nhiều.
Đối với bộ phận tài chính kế tốn, theo Giám đốc Tài chính-Kế tốn, kế hoạch tài chính một phần dựa trên kế hoạch mua hàng của bộ phận Thu mua, do đó khi kế hoạch mua hàng được xác lập một cách cứng nhắc, một phần nguồn vốn lưu động của công ty cũng bị động theo kế hoạch này gây ảnh hưởng đến việc lưu chuyển dịng vốn của cơng ty.
Tóm lại, do kế hoạch được xác lập rời rạc, ngắn hạn và đôi khi không chuẩn xác ở các bộ phận dẫn tới tồn bộ hoạt động của cơng ty khơng đạt hiệu quả cao. Mâu thuẫn nội bộ từ đó cũng nảy sinh gây ảnh hưởng tới khơng khí làm việc. Thiếu sự thống nhất trong tất cả các bộ phận làm suy giảm sức mạnh tập thể từ đó làm giảm nội lực cùa cơng ty.
2.2.2. Hoạt động thu mua nguyên vật liệu
Thu mua là một trong những cơng tác quan trọng của cơng ty. Nó góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi được tổ chức hoạt động hiệu quả.
Do sản xuất mặt hàng thực phẩm nên chất lượng nguyên vật liệu rất được công ty quan tâm. Để đạt được sự tương đồng cao nhất đối với sản phẩm được sản xuất từ công ty mẹ, công ty thường ưu tiên sử dụng cùng nhà cung ứng nguyên liệu với công ty mẹ.