STT Tên nguyên liệu Số lượng
(kg\cái) Đơn giá (đồng) Trị giá (Triệu đồng) Tỉ trọng (%) 1 Chất Cafein 10.705 241.914 2.589,6 0,6
2 Chất dinh dưỡng Taurin 135.250 294.504 39.831,6 9,7 3 Chất dinh dưỡng Inositol 7.513 546.936 4.109,3 1,0 4 Chất dinh dưỡng L-Lysin 7.513 157.770 1.185,4 0,3 5 Chất dinh dưỡng Cholin 7.513 394.425 2.963,4 0,7
6 Vitamin PP 3.003 290.297 871,8 0,2
7 Vitamin B5 748 825.663 617,7 0,2
8 Vitamin B6 468 936.102 438,3 0,1
9 Natri hydro cacbonat 127.736 9.571 1.222,6 0,3 10 Axit Citric Anhydrous 328.727 32.606 10.718,4 2,6
11 Ponceau 4R 54 231.396 12,5 0,0
12 Tartrazine 452 201.946 91,3 0,0
13 Vitamin B12 0,592 227.188.800 134,5 0,0
14 Đường tinh luyện 5.362.498 16.011 85.859,0 21 15 Hương liệu trái cây 75.138 431.238 32.402,4 7,9
16 Natri Benzoat 6.383 36.500 233,0 0,06
17 Lon rỗng 130.037.196 1.657 215.471,6 52,4
18 Thùng cacton 5.405.962 2.300 12.433,7 3,0
Tổng 411.186,1 100,0
30
Hình 2.4: Tỷ trọng các loại nguyên vật liệu tiêu thụ trong năm 2013
Bảng trên thể hiện tất cả các nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp phục vụ sản xuất của công ty. Trong tất cả 18 loại nguyên vật liệu này, xét về mặt giá trị, nguyên liệu đường tinh luyện và lon rỗng chiếm tới hơn 70% tổng giá trị, 16 nguyên liệu còn lại chỉ chiếm khoảng gần 30%. Dựa trên nguyên lý 80/20 (Koch, 1997), công tác quản lý tồn kho của hai loại nguyên vật liệu trên nên được chú trọng hơn cả. Cụ thể, đối với nguyên liệu có nguồn cung ứng trong nước, thay vì đặt đơn hàng dài hạn như các nhóm ngun liệu có giá trị thấp, thì các mặt hàng này được đặt hàng tháng với việc thanh toán hàng tuần và giao hàng hàng ngày. Điều này giúp công ty quản lý tốt lượng nguyên liệu tồn kho, tiết kiệm chi phí lưu trữ đồng thời giúp công ty quản lý tốt nguồn vốn lưu động. Kế hoạch giao hàng này được cơng ty tính tốn trên cơ sở tồn kho tối thiểu, lượng đặt hàng tối ưu và yêu cầu lượng giao hàng tối thiểu từ nhà cung cấp.
Một trong những điểm còn tồn tại của phòng thu mua là còn tách biệt với các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động sản xuất dẫn đến thu mua không theo sát nhu cầu tiêu thụ và tồn kho không như mong muốn. Để thấy được lượng tồn kho ta có thể xem xét lượng tồn kho của nguyên liệu đường do nguyên liệu này thường xuyên chiếm dụng kho nhiều nhất trong khi các nguyên liệu khác thường được lưu
trữ không quá 15 tấn/ một chất. Dưới đây là số liệu cụ thể về tồn kho nguyên liệu đường trong năm 2013.
Hình 2.5: Lượng tồn kho nguyên liệu đường năm 2013
Nguồn: Bộ phận Thu mua
Qua biểu đồ trên cho thấy có những thời kì tồn kho ngun liệu của cơng ty ở mức rất lớn, cụ thể: thời điểm tháng 3, tháng 5 và tháng 10 năm 2013, lượng tồn kho nguyên liệu đường lần lượt là 554 tấn, 641 tấn và 572 tấn. Trong khi đó khả năng của kho nguyên liệu chỉ cho chứa tối đa 500 tấn. Ở những thời kì này, nguyên liệu đường và một số nguyên liệu khác phải gởi tạm ở kho thành phẩm đồng thời làm phát sinh thêm các chi phí lưu kho khơng mong muốn.
Nguyên nhân của vấn đề trên, theo nhận định của Phó Giám đốc, là do thu mua không bám sát theo sản xuất và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc nhập khẩu và mua nội địa. Nguyên liệu đường được cung cấp từ hai nguồn là trong nước và nhập khẩu. Những tháng tồn kho tăng cao ở trên cũng là những thời điểm có hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, thay vì có nguồn nhập khẩu, phịng thu mua nên giảm lượng mua nội địa để cân đối kho, nhưng họ vẫn giữ nguyên lượng mua ổn định và có khi cịn cao hơn những tháng khác dẫn đến kho bị quá tải.
2.2.3. Hoạt động sản xuất
Sản phẩm duy nhất của công ty là nước tăng lực Red Bull và được phân làm hai loại, một loại dành cho thị trường nội địa và một loại dành cho thị trường xuất khẩu. Trên nguyên tắc hai sản phẩm này hoàn tồn giống nhau về cơng thức, chất lượng và quy trình sản xuất. Chỉ có bao bì đóng gói khác nhau về mặt ngơn ngữ để thuận tiện cho từng khu vực thị trường.
Sản phẩm
xuất khẩu Sản phẩmNội địa
Hình 2.6: Sản phẩm của cơng ty
Hiện tại cơng ty chỉ có một dây chuyền sản xuất tự động với tổng công suất khoảng 5.000.000 thùng/năm, tương ứng khoảng 15.000 thùng/ngày. Thời gian hoạt động là 24h/ngày và được chia làm 2 ca. Ca ngày từ 6h tới 18h, ca đêm từ 18h đến 6h sáng hơm sau.
Thời gian bảo trì định kì là 2,5 ngày/ tháng, và thường được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Công tác bảo trì dây chuyền bao gồm việc vệ sinh thiết bị máy móc, bồn pha chế, thiết bị lọc nước,… Kiểm tra các thiết bị, dây chuyền, xử lý các sự cố đang và có thể phát sinh. Đây là cơng tác rất quan trọng sau một tháng dài hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động suôn sẻ trong tháng tiếp theo.
Do có hai loại sản phẩm nhưng chỉ có một dây chuyền sản xuất nên địi hỏi cơng ty phải tính tốn một cách cẩn trọng việc phân bổ sản xuất từng loại sản phẩm để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của từng thị trường. Hiện nay việc kinh doanh xuất khẩu của công ty không mạnh bằng kinh doanh nội địa do công ty chỉ có một
khách hàng duy nhất. Viêc phân bổ sản xuất cho mặt hàng xuất khẩu hiện tại khoảng 15% tới 25% cơng suất. Phần cịn lại dành cho sản phẩm nội địa.
Chiến lược sản xuất hiện tại của công ty đối với sản phẩm xuất khẩu là sản xuất theo đơn hàng, tức chỉ sản xuất vừa đủ với nhu cầu thị trường. Nguyên nhân công ty áp dụng chiến lược này là do nhu cầu thị trường xuất khẩu khá ổn định và số lượng không nhiều so với khả năng sản xuất của công ty. Đối với sản phẩm nội địa, công ty áp dụng chiến lược sản xuất để tồn kho do thị trường trong nước khá biến động và công ty phải luôn đảm bảo đủ sản phẩm cung ứng vì nếu khơng các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào thay thế.
Để đảm bảo hiệu quả, công ty ln cố gắng vận hành hết cơng suất máy móc hiện có. Bảng sau mơ tả tình hình sản xuất và vận hành máy móc 3 năm gần đây.