Thực trạng các quy định pháp luật về quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

bảo tồn thiên nhiên

Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; BVMT sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của lồi hoang dã, cảnh quan mơi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; ni, trồng, chăm sóc lồi thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Nhà nước công bố các khu BTTN để bảo tồn ĐDSH.

Theo thống kê của Tổ chức BTTN quốc tế (IUCN), nước ta hiện có 179 khu BTTN, bao gồm: 34 VQG; 59 khu dự trữ thiên nhiên; 23 khu bảo tồn loài; 9 khu dự trữ sinh quyển; 54 khu bảo vệ cảnh quan. Ngồi ra, 53/64 tỉnh thành có Rừng đặc dụng11

.

Khu BTTN là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn ĐDSH. Căn cứ vào mức độ ĐDSH, giá trị ĐDSH, quy mơ diện tích, khu BTTN được phân cấp thành khu bảo tồn cấp quốc gia và khu bảo tồn cấp tỉnh. Chính phủ phân cơng cơ quan quản lý nhà nước lập dự án thành lập khu BTTN.

Luật ĐDSH năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định khá cụ thể về việc thành lập khu bảo tồn: Trước hết, dự án thành lập khu bảo tồn phải nêu rõ mục đích bảo tồn ĐDSH , việc đáp ứng các tiêu chí cụ thể để thành lập khu bảo tồn, thực trạng các HST tự nhiên, các loài thuộc Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ , các lồi hoang dã khác , cảnh quan mơi trường , nét đẹp độc đáo của tự nhiên , diện tích và hiện trạng sử dụng đất , mặt nước, đất ở và dân cư sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kế hoạch quản lý khu bảo tồn, vị trí, ranh giới, diện tích

11. https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/quan-ly-ben-vung-cac-khu-bao-ton-thien-nhien-450248/truy cập ngày 20/12/2020 cập ngày 20/12/2020

vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn. Khu bảo tồn dự định thành lập phải có quy hoạch chi tiết, bao gồm: vị trí và diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi HST, phân khu dịch vụ - hành chính; dự kiến ranh giới từng phân khu và toàn khu bảo tồn; phương án ổn định hoặc di chuyển các hộ gia đình, cá nhân hiện đang sinh sống trong khu bảo tồn. Khu bảo tồn phải có 2 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái, tuỳ theo điều kiện thực tế, khu bảo tồn có thể có thêm phân khu dịch vụ - hành chính12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh theo quy định tại Điều 22, 23, 24 của Luật ĐDSH năm 2008, sửa đổi năm 2018. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn.

Khu BTTN bao gồm: VQG, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan13

Việc quản lý khu BTTN theo sự phân cơng, phân cấp của Chính phủ. Khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý, khu bảo tồn cấp tỉnh do Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.

Luật ĐDSH năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định khá cụ thể về quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn; Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn14

.

Hiện tại ở nước ta có 3 đạo luật quy định 3 hệ thống khu bảo tồn, dù có tên gọi khác nhau, nhưng mục đích được thành lập đều là bảo tồn ĐDSH, đó là Luật Lâm nghiệp năm 2017 có rừng đặc dụng; Luật Thủy sản có khu

12. Quốc hội, Luật đa dạng sinh học, số 20/2008/ QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều 21. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều 21.

13. Quốc hội, Luật đa dạng sinh học, số 20/2008/ QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20. 14. Quốc hội, Luật đa dạng sinh học, số 20/2008/ QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều 17, Điều 29, Điều 30, Điều 31.

bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa; Luật ĐDSH sửa đổi, bổ sung năm 2018 có khu BTTN.

Rừng đặc dụng gồm: 1. VQG; 2. Khu dự trữ thiên nhiên; 3. Khu bảo tồn loài-sinh cảnh; 4. Khu bảo vệ cảnh quan. 5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

Khu BTTN gồm: 1. VQG; 2. Khu dự trữ thiên nhiên; 3. Khu bảo tồn loài-sinh cảnh; 4. Khu bảo vệ cảnh quan. Riêng 3 phân hạng sau cịn gồm 2 nhóm: Cấp quốc gia và cấp địa phương.

Khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa gồm 1. VQG 2; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh; và 3. Khu bảo tồn loài-sinh cảnh. Hệ thống quản lý các khu rừng đặc dụng chưa có một cơ chế rõ ràng và việc quản lý cũng chưa thống nhất. Có 06 Vườn là thuộc Bộ, cịn lại trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh; cịn 98 khu rừng đặc dụng khác do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh và Chi cục kiểm lâm quản lý. Chính sự khơng thống nhất này đã dẫn đến việc quản lý và bảo tồn các khu rừng đặc dụng này khơng hiệu quả, mỗi nơi có cách làm riêng, phá vỡ kết cấu rừng chung của cả nước, ảnh hưởng đến chất lượng rừng và ĐDSH. Đối với VQG, khu bảo tồn chưa xác định được rõ khu vực cho bảo tồn và khu vực dành cho phát triển, do đó đã tạo ra sự lúng túng trong quản lý chỗ nào cũng bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt15

.

Ngoài ra, các quy định về quản lý vùng đệm cần được quy định rõ ràng hơn, phải được thống nhất, giữa địa phương và ban quản lý khu BTTN, cũng như việc đầu tư vùng lõi cần phải gắn liền với đầu tư phát triển vùng đệm, nếu vùng đệm không được đầu tư tốt thì việc quản lý và bảo vệ rừng ở vùng lõi rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)