59. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2020) Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Hoàng Liên, gia
3.2.3. Giải pháp bổ trợ: Giải pháp giáo dục truyền thông
Một trong các giải pháp có tầm chiến lược lâu dài để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH là công tác giáo dục môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, các văn bản pháp luật về BTTN, những kiến thức về động, thực vật, nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng dân cư trong vùng đệm và du khách đến thăm, chương trình này ưu tiên triển khai lồng ghép với nhiều hoạt động khác như thực thi pháp luật, phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái,... xuyên suốt trong quá trình quản lý bảo vệ và xây dựng phát triển VQG Hoàng Liên. Các biện pháo cụ thể là:
Thứ nhất, thực hiện chương trình giáo dục mơi trường tại trường học vùng đệm
Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH nói riêng và nâng cao ý thực BVMT nói chung thì việc đưa bảo tồn ĐDSH vào giảng dạy trong nhà trường để giáo dục cho cộng đồng ngay từ khi còn nhỏ là thực sự cần thiết. VQG Hoàng Liên cần phối hợp với các trường học đóng trên địa bàn thuộc vùng đệm VQG để giáo dục nâng cao nhận thức cho các em học sinh về bảo vệ rừng, BVMT và bảo tồn ĐDSH. Một số biện pháp đề xuất là: thành lập các Câu lạc bộ giáo dục môi trường & BTTN tại các trường học, lên lớp giảng dạy về môi trường và bảo tồn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức môi trường, thi vẽ tranh, xuất bản các ấn phẩm liên quan (sách báo, tranh ảnh, tờ rơi…) và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ chương trình giáo dục môi trường tại trường học. Đây là giải pháp có tính chiến lược, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để đạt được hiệu quả.
Thứ hai, xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư tại thôn bản vùng đệm.
Vườn quốc gia Hồng Liên cần phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các hoạt động tại cộng đồng dân cư các thôn bản nhằm nâng cao
nhận thức của họ về thiên nhiên, môi trường và sự cần thiết trong việc hợp tác để bảo vệ VQG. Chương trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: tổ chức họp dân, tổ chức các cuộc thi, các hoạt động giao lưu tìm hiểu, thảo luận về rừng và môi trường, chiếu phim tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, chương trình phát thanh về bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH.
Thứ ba, giáo dục môi trường cho khách tham quan, du lịch
Ngoài việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương vùng đệm, một trong những biện pháp có tính chiến lược cần thực hiện đó là cần có những hoạt động nhằm khuyến khích khách tham quan du lịch nâng cao ý thức trong việc BVMT sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên khi đến với VQG, gắn các hoạt động tham quan với hoạt động BVMT. Chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên rừng và thu gom rác thải du lịch tới đông đảo học sinh, sinh viên, khách du lịch, hướng dẫn, porter, người dân địa phương và các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt là phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Cáp treo Fansipan Sa Pa trong công tác tuyên truyền cho khách du lịch.
Do cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh khu vực là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, nhận thức về bảo tồn ĐDSH cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến tận người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Bằng những hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp, dễ hiểu, nội dung tuyên truyền ngắn gọn, có ý nghĩa sát thực đối với người dân để nâng cao hiệu quả tuyên truyền; cùng với việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ rừng, hướng dẫn người dân xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng. Công tác giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng cần thực hiện kiên trì, thường xuyên để đạt hiệu quả cao.