Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 60 - 67)

42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm, số 55/2010/ QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, Điều 44.

2.2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Ca

quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

2.2.2.1. Thực tiễn thực thi pháp luật về thành lập và quản lý VQG Hoàng Liên

Căn cứ vào thực trạng ĐDSH hiện tại của VQG Hồng Liên có thể thấy đây là nơi có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, có cảnh quan mơi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và có giá trị du lịch sinh thái…Việc thành lập, quản lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên thực hiện theo các quy định của Luật ĐDSH năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018.

Khu BTTN Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích ban đầu là 5.000ha. Năm 1994 diện tích Khu BTTN Hồng Liên được mở rộng lên 29.845 ha. Ngày 12/7/2002 Khu BTTN Hoàng Liên đã chính thức chuyển hạng thành VQG Hoàng Liên theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích là 29.845ha. Ngày 13/9/2002, UBND tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định số 391/2002/QĐ-UB quy định, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VQG Hồng Liên tỉnh Lào Cai. Trong đó quy định: VQG Hồng Liên là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng VQG Hoàng Liên theo đúng quy chế quản lý rừng đặc dụng. VQG Hoàng Liên chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp & PTNT, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.Ngày 27/09/2002 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 3274/2002/QĐ-UB, về việc thành lập Ban quản lý VQG

Hoàng Liên trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai.

VQG Hồng Liên có chức năng: Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ ĐDSH và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật trong phạm vi của Vườn. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BTTN, BVMT sinh thái cho cộng đồng; duy trì tác dụng phịng hộ của rừng trong phạm vi địa giới của Vườn.

Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý VQG Hoàng Liên được quy định theo Quyết định số 391/2002/QĐ- UB ngày 13/09/2002 của UBND tỉnh Lào Cai đã thể hiện đầy đủ nội dung về quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu BTTN được quy định tại Điều 29 Luật ĐDSH. Theo đó, Ban quản lý VQG Hồng Liên có trách nhiệm: Quản lý, bảo vệ và bảo tồn các HST tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên trên diện tích được giao; Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; Tổ chức Dịch vụ mơi trường; Trình Ủy ban nhân dân tỉnh các chương trình, dự án đầu tư. Là chủ đầu tư các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và được UBND tỉnh giao; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vườn và vùng đệm; Lập, thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng; BTTN; bảo vệ ĐDSH; Vườn thực vật; cây xanh; cây cảnh; mơ hình nơng lâm; khi được cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền giao; Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng theo quy định của Luật Lâm nghiệp; Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước; Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên thực tế Ban quản lý VQG Hoàng Liên đã thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể như đã được quy định.

VQG Hoàng Liên nằm trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đồng thời cũng là Khu BTTN theo quy định của Luật ĐDSH. Mặc dù pháp luật không cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực rừng đặc dụng song trên thực tế tại VQG Hồng Liên vẫn cịn tình trạng người dân

khai thác lâm sản và sử dụng đất rừng đặc dụng. Ban quản lý VQG Hồng Liên đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân không khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của VQG song tình trạng này vẫn còn xảy ra.

2.2.2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng loài

Việc bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên chủ yếu được thực hiện theo các quy định của Luật BVMT, Luật Lâm nghiệp và Luật ĐDSH.

Có thể nói vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở VQG Hoàng Liên rất được quan tâm và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

Ban quản lý VQG Hồng Liên cùng chính quyền địa phương đã phối hợp tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm bảo vệ rừng đến từng cá nhân, hộ dân sống trong vùng đệm của VQG. Các cán bộ, nhân viên tại VQG cũng thường xuyên cập nhập, tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan tới bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH HST rừng tại VQG.

Với diện tích vùng lõi VQG 29.845 ha, vùng đệm hơn 12.517,07 ha, dân cư sinh sống quanh vùng đệm trên 27.000 người, người dân chủ yếu sống dựa vào rừng, từ đó Ban quản lý VQG Hồng Liên xây dựng Chương trình bảo vệ, quản lý rừng dựa trên 5 biện pháp chính: (1) Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên được người dân sống trong vùng đệm tiếp thu và chấp nhận; (2) Tăng cường năng lực đơn vị quản lý rừng địa phương trong thiết kế, thực hiện và giám sát các kế hoạch bảo tồn và quản lý rừng; (3) Soạn thảo và áp dụng chương trình quản lý bảo tồn phù hợp cho Khu BTTN; (4) Quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng do các lâm trường quốc doanh và phi quốc doanh thực hiện; (5) Kiện tồn chính sách, tổ chức và luật pháp bảo vệ rừng. Chương trình này được phối hợp thực hiện cùng cơ quan kiểm lâm và chính quyền địa phương, qua đó đem lại những kết quả tích cực.

Thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng loài, VQG Hồng Liên đã lập danh sách và phân nhóm các lồi động, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng để quản lý theo mức độ quý hiếm (xem các Bảng 2.1, 2.2, 2.3, 2.4), theo đó, hiện tại VQG Hồng Liên có các lồi thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong tổng số 2.847 loài đã được ghi nhận thì có 133 lồi thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, Mức độ quý hiếm của chúng được xếp vào các nhóm như sau: Cấp E có 29 lồi; Cấp T có 28 lồi; Cấp R có 40 lồi; Cấp V có 27 lồi; Cấp K có 09 lồi;

Chưa xếp hạng ở VN có 16 lồi (KK).

Số lồi thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới là 34 loài chiếm 1,4% tổng số lồi, trong đó có 18 lồi đã có tên trong sách đỏ Việt Nam, 16 lồi khơng có tên trong sách đỏ Việt Nam. Có tên trong danh sách của Nghị định 18 của Chính phủ là 06 lồi và 05 lồi có tên trong Nghị định 48 của Chính phủ.

Những lồi thực vật quý, hiếm, đặc trưng của VQG Hoàng Liên như: Vân sam, Thiết sam, Liễu sam, Dẻ tùng, Thông đỏ, Tam thất, Đảng sâm, Bảy lá một hoa … đều trong tình trạng ít gặp và cần phải được bảo vệ. VQG Hoàng Liên được xác định là vùng có nhiều lồi cây dược liệu q với các loài như: Sâm vũ điệp, Trúc tiết nhân sâm, các loại Hoàng Liên, Đỗ trọng, Thổ hoàng liên, Dâm dương hoắc là những cây thuốc khơng nơi nào có ở Việt Nam. Ngồi ra, Lan hài, Lan kim tuyến, Lan 1 lá, Củ bình vơi, Hồng tinh, … là những cây thuốc quý nhiều nơi có nhưng đã cạn kiệt, nay chỉ cịn ở Sa Pa

Về động vật: VQG Hồng Liên có 60 lồi động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam, 3 loài trong danh lục đỏ IUCN, 05 loài chim đặc hữu cho Việt Nam và 25 loài chim khác đặc hữu cho vùng núi cao của Hồng Liên Sơn; Khu hệ lưỡng cư có 6 lồi đặc hữu.

- Những loài động vật quý, hiếm, đặc hữu của VQG Hồng Liên như: Sóc bay, Mèo rừng (Felis bengalensis), Sơn dương (Capricornis

sumatraensis), Vượn đen tuyền (Nomascus concolor), Cheo cheo, Voọc bạc

má là những lồi có nguy cơ tuyệt chủng; Đại bàng đen (Aquila clanga), Trĩ mào đỏ (Phasianus colchicus), Hét mỏ vàng; Cóc núi sterling (Oreolalax sterlingae).

Cùng với công tác bảo về và phát triển rừng, Ban quản lý VQG Hoàng Liên cùng với Hạt kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng, sử dụng tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác trái phép. VQG Hoàng Liên cũng phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, cơ sở nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm theo quy định của Luật ĐDSH. Thông qua việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng HST và đa dạng loài tại VQG Hoàng Liên đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảo vệ tốt 23.288 ha rừng và đất rừng đạt độ che phủ 82%;

định giữa Vùng lõi và Vùng đệm.

Không để cháy rừ ng xảy ra trong nhiều năm, chấm dứt các hoạt động phát rừng, đốt rừng làm rẫy trong VQG; không để xảy ra các điểm nóng về khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Giao quản lý 32 tiểu khu rừng cho cán bộ kiểm lâm viên và Trạm Kiểm lâm địa bàn.

Đã tổ chức tuần tra, kiểm tra sâu vào rừng; phát hiện ngăn chặn và xử lý hàng trăm vụ khai thác trái phép, trục xuất hàng trăm đối tượng vào rừng bất hợp pháp.

Mặc dù mới được thành lập năm 2014 song đến nay Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Hoàng Liên đã thực hiện tiếp nhận hàng trăm vụ với trên 300 cá thể; cứu hộ, chăm sóc sức khỏe thành cơng nhiều lồi động vật; thực hiện 09 đợt tái thả động vật hoang dã với trên 100 cá thể. Hiện nay Trung tâm đang thực hiện cứu hộ, chăm sóc 68 cá thể thuộc 26 lồi (trong đó 16 lồi nguy cấp q hiếm và 04 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ).

Giai đoạn 2009 - 2013: Dự án “Bảo tồn động, thực vật và cứu hộ Hoàng Liên” đi vào triển khai thực hiện, VQG Hoàng Liên đã thực hiện nghiên cứu, trồng bảo tồn trên 2.200 cây thuộc 118 lồi. Điển hình như Vân sam Phan Si Păng, Thơng đỏ Bắc, Hoàng Liên gai, Thổ Hoàng liên,... nhằm bảo tồn nguồn gen những loài đặc hữu, nguy cấp và quý hiếm ở khu vực. Giai đoạn 2014 đến nay, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Hoàng Liên đã thực hiện tiếp nhận cứu hộ 07 vụ, 07 loài với trên 71.400 cây; Chủ yếu là loài nguy cấp, quý hiếm như: Bảy lá một hoa, các loài Lan, Đỗ quyên, thông đỏ Hàn Quốc. Công tác bảo tồn thực vật luôn được ưu tiên nhằm bảo tồn nguồn gen những loài đặc hữu, nguy cấp và quý hiếm ở khu vực. Tập trung bảo tồn được 51 loài, 1.965 cây. Nhân giống và phát triển được 15 lồi thực vật phục vụ cơng tác trồng rừng và nhu cầu của người dân địa phương. Đến nay, tổng số loài thực vật trong trung tâm là 4.222 cây thuộc 105 lồi, trong đó 87 lồi nguy cấp, quý hiếm quy định trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP, 4 loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định

trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP50.

2.2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen

Với vị trí là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới, có thể khẳng định VQG Hồng Liên là khu vực có nguồn gen các lồi động, thực vật, vi sinh vật cực kỳ đa dạng và phong phú, từ nguồn gen của các loài thường gặp cho đến nguồn gen của các lồi q, hiếm và có nguy cơ bị đe dọa. Chính vì vậy, vấn đề bảo tồn nguồn gen tại VQG Hoàng Liên rất được chú trọng.

Vấn đề lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền: Nhà bảo tàng sinh học VQG Hồng Liên được xây dựng với mục đích lưu giữ tiêu bản các lồi động, thực vật đã nghiên cứu được, đồng thời phục vụ việc nghiên cứu, học tập, đáp ứng nhu cầu tham quan học tập của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học, khách tham quan trong và ngoài nước. Cho tới nay đã lưu giữ 5.509 mẫu tiêu bản thực vật, 67 mẫu thú và nhiều mẫu bò sát, lưỡng cư và mẫu côn trùng được lưu giữ tại đây.

VQG Hoàng Liên đã thực hiện nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu khoa học để bảo tồn đa dạng nguồn gen. Một số đề tài lớn trong thời gian qua đó là:

Đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng của khu hệ bướm; xây dựng bộ sưu tập mẫu bướm làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài bướm tại VQG Hoàng Liên”. Kết quả đã ghi nhận được tổng số 304 loài thuộc 138

giống, 10 họ. Tiến hành nhân ni được 02 lồi bướm q hiếm là Bướm Vua và Bướm Phượng. Thu thập về một số dẫn liệu về sinh học và sinh thái của một số loài bướm tiêu bản ở núi Hoàng Liên. Đề tài đã điều tra, thu thập được 1.000 mẫu tiêu bản Bướm, xây dựng 500 hộp mẫu bướm trưng bày tại nhà Bảo tàng ĐDSH.

Dự án “Sản xuất một số loài lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào” giai đoạn 2014 - 2018: Dự án được đề xuất dựa trên thành quả đạt được

của Đề tài “Thử nghiệm sản xuất một số giống hoa Lan Sa Pa bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào” năm 2009, với mục tiêu cung cấp 10 vạn cây giống

lan nuôi cấy mô khỏe mạnh, sạch bệnh cung cấp cho 300 hộ dân các xã vùng

50. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2017), Kỷ yếu Vườn quốc gia Hoàng Liên, 15 năm xây dựng và phát triển (12/7/2002 - 12/7/2017). (12/7/2002 - 12/7/2017).

lõi và vùng đệm VQG Hoàng Liên. Sau 3 năm triển khai, đến nay bước đầu đã thực hiện huấn luyện, chăm sóc cho 50.000 cây (Lan Trần Mộng Xuân là 39.000 cây, Lan Hoàng thảo là 11.000 cây).

Đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang, Hồng liên ơ rô làm nguyên liệu sản xuất thuốc”: Đề tài được đề xuất trên cơ sở xác

định được tầm quan trọng của 02 nguồn gen Tam thất hoang và Hồng liên ơ rơ, thực trạng khai thác và nguy cơ suy giảm số lượng loài ngoài tự nhiên. Đề tài mở ra hướng đầu tiên về khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm, có giá trị của VQG Hồng Liên, đến nay Đề tài đã xây dựng 01 Vườn giống gốc Tam thất hoang, với diện tích 0,2 ha, số lượng 300 cây; 01 Vườn nhân giống Tam thất hoang, với diện tích 0,3 ha, sản xuất được 5.000 cây/năm đạt tiêu chuẩn cơ sở cây giống; 01 Vườn sản xuất với diện tích 01 ha, thực hiện sản xuất được 15.000 cây, và xây dựng 01 Vườn giống gốc Hồng liên ơ rơ, với diện tích 0,2 ha, số lượng 300 cây; Xây dựng 01 Vườn nhân giống Hoàng liên ơ rơ, với diện tích 0,2 ha, quy mô sản xuất 10.000 cây/năm đạt tiêu chuẩn cơ sở cây giống; 01 Vườn sản xuất với diện tích 03 ha, thực hiện sản xuất được 18.000 cây.

Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, thủy văn vấn đề kiểm sốt loài ngoại lai xâm hại và kiểm sốt sinh vật biến đổi gen tại VQG Hồng Liên

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)