Một số giải pháp cụ thể đối với Vườn quốc gia Hoàng Liên

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 80 - 85)

59. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2020) Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Hoàng Liên, gia

3.2.4. Một số giải pháp cụ thể đối với Vườn quốc gia Hoàng Liên

Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức tuần tra, phát hiện xử lý các đối tượng phá rừng trái phép; Nghiêm túc, tích cực thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp bảo vệ phát triển rừng; cần phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng, phát huy tinh thần tự giác,

nâng cao ý thức của người dân địa phương nhằm đẩy lùi được tệ nạn phá rừng, khai thác trái phép lâm sản.

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn có diễn biến có phức tạp, mặt khác, việc tồn tại 96 lều lán tại các khu vực trồng thảo quả trong rừng đặc là trái quy định của pháp luật và gây nguy cơ cháy rừng rất cao. Tuy nhiên do việc trồng thảo quả đã được người dân thực hiện từ rất lâu đời, trước khi thành lập Khu BTTN và sau này là VQG Hoàng Liên và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình nên cần tiếp tục vận động, hỗ trợ để người dân tự giác tháo dỡ, chuyển đổi nghề nghiệp; Hạn chế nguy cơ cháy và giảm áp lực cho rừng.

Phối hợp tốt với Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Cáp treo Fansipan Sa Pa thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng; Biến mỗi trụ cáp treo trở thành Đài quan sát phát hiện sớm tình trạng khai thác hoặc dấu hiệu cháy rừng để kịp thời xử lý.

Cùng với việc tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện tốt công tác bảo tồn ĐDSH, VQG Hoàng Liên cũng cần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lí bảo tồn. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải thực sự nghiêm minh, có hiệu quả, giáo dục để ý thức chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được nâng lên. Các hành vi có dấu hiệu tội phạm khi phát hiện phải được chuyển cho cơ quan Điều tra xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Bên cạnh đó cần tiến hành nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc khai thác và sử dụng bền vững các giá trị của ĐDSH, đặc biệt trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và y tế. Khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các tri thức bản địa trong việc sử dụng và bảo tồn ĐDSH, đồng thời Khuyến khích các cộng đồng xây dựng và thực hiện những quy ước chung nhằm bảo vệ ĐDSH tại địa phương.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; Thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội cho người dân trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; Quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo đời sống cho cán bộ cơng nhân viên chức, làm tốt cơng tác chính sách xã hội trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và các ngành hữu quan trong công tác bảo tồn ĐDSH.

Kết luận Chƣơng 3

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên Chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Cụ thể là: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn ĐDSH; Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH và các giải pháp bổ trợ.

Để thực hiện các giải pháp trên địi hỏi cần có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là cộng đồng dân cư trong khu vực, nâng cao sinh kế và nhận thức cộng đồng, có như vậy cơng tác bảo tồn ĐDSH mới mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một trong những nước có ĐDSH cao với nhiều kiểu HST, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Trước tình trạng suy thối ĐDSH trên thế giới cũng như trong nước hiện nay, hệ thống pháp luật về ĐDSH có vai trị rất quan trọng cùng với những cơng cụ quản lý hành chính Nhà nước, cơng cụ kinh tế, giải pháp xã hội… để bảo tồn ĐDSH. Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề đưa ra những quan điểm, chính sách và đường lối chung cho việc bảo tồn ĐDSH, được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐDSH hiện nay, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc hồn thiện pháp luật theo hướng minh bạch hóa, cơng khai, phù hợp với luật và thơng lệ quốc tế và học hỏi các kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và quốc tế để có thể giữ gìn và phát triển bền vững hệ thống ĐDSH.

Với mục tiêu ban đầu đặt ra, đề tài: “Pháp luật về bảo tồn đa dạng

sinh học từ thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai” đã

thực hiện được các nội dung sau: Khái quát những vấn đề lý luận chung về ĐDSH và pháp luật bảo tồn ĐDSH; Tổng hợp, phân tích khách quan, tồn diện thực trạng Pháp luật bảo tồn ĐDSH và thực trạng thực thi pháp luật tại VQG Hồng Liên, Từ đó xác định những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và chỉ ra nguyên nhân của những kết quả cũng như nguyên nhân tồn tại, hạn chế; Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH nói chung và những giải pháp áp dụng tại VQG Hồng Liên nói riêng.

Là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, có hệ động, thực vật vơ cùng phong phú, đa dạng, VQG Hoàng Liên là tài sản q của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân trong khu vực, đem lại giá trị to lớn trong việc BVMT, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu... Đồng thời VQG Hồng Liên là khu vực có tính ĐDSH cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này cần được bảo vệ để góp phần làm phong

phú tính ĐDSH của Việt Nam và thế giới. Bằng việc đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cùng với một số giải pháp bổ trợ, tác giả hi vọng luận văn sẽ là cơng trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa góp phần bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên để VQG Hoàng Liên phát huy được tiềm năng về ĐDSH và là điểm đến du lịch sinh thái của du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)