Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 75 - 76)

59. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2020) Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Hoàng Liên, gia

3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học

Việc thi hành luật ở Việt Nam được xem như yếu, rất nhiều luật và quy chế hiện tại được ban hành nhưng hiệu quả thực hiện trên thực tế khơng cao. Cải thiện tính thực thi của luật là yếu tố cơ bản thành cơng của q trình phát triển khoẻ mạnh cho đất nước. Yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay là nhân tố con người. Cần nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác phổ biến; tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực thi pháp luật cũng hết sức cần thiết. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH đó là:

Một là, tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật:

Chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước có chức năng, thẩm quyền áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH phụ thuộc phần lớn vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật và kĩ năng nghiệp vụ của họ. Do đó cần tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn cụ thể. Thông qua các phương pháp đặc thù và bằng các hình thức chủ yếu là đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, hướng tới trang bị những kiến thức pháp luật chuyên sâu về bảo tồn ĐDSH, phù hợp với chức danh, thẩm quyền áp dụng pháp luật của từng người, củng cố các kĩ năng áp dụng pháp luật cho họ.

Hai là, nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của đội ngũ làm công tác bảo vệ, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH

Do đặc điểm địa hình và diện tích thuộc VQG Hồng Liên quá lớn trong khi số lượng cán bộ, công chức của đơn vị cịn hạn chế nên VQG Hồng Liên đã phối hợp với chính quyền các xã thành lập các tổ bảo vệ rừng mà thành viên là người dân các xã vùng đệm và thực hiện chi trả kinh phí hoạt động cho họ. Ưu điểm là các thành viên của tổ bảo vệ rừng là người địa

phương, thơng thạo địa hình và có khả năng phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm; Họ hiểu về những vấn đề của địa phương, tâm lý, đặc điểm của người dân địa phương nên công tác vận động của họ với người dân địa phương cũng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên mặt hạn chế đối với những cán bộ bảo vệ địa phương là họ có nhiều mới quan hệ gia đình, quen biết với người vi phạm và có thể bỏ qua khơng xử lý hành vi vi phạm của họ. Để khắc phục hạn chế này thì nên bố trí cả cán bộ từ nơi khác tham gia các tổ bảo vệ rừng.

Đối với VQG Hồng Liên, thơng thường thì việc thi hành các quyết định xử phạt bằng hình thức phạt tiền đối với người dân địa phương về những vi phạm như chặt cây lấy củi và gây cháy rừng thường không thi hành được do người dân khơng có tài sản (tỷ lệ hộ dân nghèo đói cịn rất cao). Điều này làm cho luật kém hiệu lực tuy nhiên có thể áp dụng người vi phạm phải khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm như trồng cây, lao động cơng ích cho các dự án mơi trường thay cho hình phạt.

Ba là, thông báo công khai kết quả áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao hiệu quả chống, phòng ngừa các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)