Hạt Kiểm Lâm Vườn quốc gia Hoàng Liên (2020) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, số 99/BC KL ngày 18/9/2020.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

với chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng dân cư các thôn, bản vùng đệm; hướng dẫn, khuyến khích cộng đồng sống ở các vùng đệm tham gia bảo vệ và bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm.

Hai là, tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng quản lý và bảo tồn

đa dạng nguồn gen để bảo tồn hiệu quả tại chỗ và chuyển chỗ các loài nguy cấp; Khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm, có giá trị là cơ sở đưa lồi ra khỏi danh sách động, thực vật nguy cấp.

Ba là, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của VQG về du lịch sinh thái, chủ động đề xuất các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đế bảo vệ và phát triến rừng; Nâng cao năng lực cho người dân địa phương để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và hưởng lợi bền vững từ tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp phục vụ phát triển du lịch sinh thái nâng cao sinh kế người dân.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý và thực thi pháp luật; thường

xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH; Xây dựng cơ chế hợp tác liên ngành, tăng cường trao đổi thông tin và vai trò tham gia, phối hợp triển khai các hoạt động bảo tồn và thực thi pháp luật.

2.2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế * Nguyên nhân chung:

Thứ nhất, bản thân từ chính quyền đến người dân cịn mơ hồ về những

nội dung quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Có thể nhận định rằng đa số người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề BVMT nói chung cũng như bảo tồn ĐDSH, trong khi đó thì cơng tác vận động, tuyên truyền và giáo dục đối với người dân còn rất hạn chế. Đơn cử như tại Điều 30 Luật ĐDSH quy định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn. Đây là một quy định liên quan hết sức thiết thực đối với những người sinh sống thuộc khu vực này song gần như người dân cũng như chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm.

Thứ hai, các cấp chính quyền cũng như cơ quan quản lý Nhà nước ở

địa phương còn chưa thực sự quan tâm đến yếu tố con người trong việc bảo tồn, phát triển ĐDSH. Nhận thức các quy định về bảo tồn ĐDSH của một số cán bộ còn chưa đầy đủ dẫn đến hiệu quar thực thi pháp luật trong thực tế

chưa cao. Hơn nữa, với vấn đề ĐDSH là một lĩnh vực lớn và phức tạp, xen lẫn các nội dung ở các khu vực địa lý khác nhau cho nên nguồn lực con người rất quan trọng, nhất là người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay có thể nhận thấy công tác vận động, tuyên truyền và giáo dục của chúng ta đối với nhân dân đang rất yếu gây ảnh hưởng lớn đến việc thực thi pháp luật ĐDSH.

Thứ ba, hiện nay một số nội dung quy định của pháp luật về bảo tồn

ĐDSH còn bộc lộ một số hạn chế nhất định cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế.

Thứ tư, hoạt động quản lý bảo tồn ĐDSH còn tồn tại một số bất cập

như sau:

Một là, hiệu quả thực thi pháp luật cũng như quản lý của các cơ quan

quản lý hoạt động bảo tồn ĐDSH còn chưa cao57 .

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài ngun đất, tài ngun khống sản, mơi trường... Đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH, bên cạnh các cơ quan điều tiết ngành, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ này là Cục Bảo tồn ĐDSH (thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên, những kết quả đạt được cũng như nội dung, quy mô hoạt động trong lĩnh vực này còn khiêm tốn, chưa rộng, chưa sâu và chưa phổ biến rộng rãi.

Hai là, quy hoạch đối với công tác bảo tồn ĐDSH nói chung và các

vấn đề của ĐDSH nói riêng cịn chưa tồn diện, đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, sự phát triển tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và bền vững trong toàn quốc và ở từng địa phương.

Ba là, hiện nay cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc bảo tồn

ĐDSH còn khá rời rạc, nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất và đơi khi cịn chồng chéo. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ các lý do: ĐDSH là một vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, thành tố của môi trường; thiếu các văn bản liên ngành điều chỉnh việc phối hợp hoạt động bảo tồn ĐDSH.

Những bất cập nêu trên đã khiến cho hiệu quả thực thi pháp luật về ĐDSH chưa cao. Bởi vậy, việc nhanh chóng hồn thiện pháp luật cũng như cơ chế quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH là điều hết sức cần thiết để góp phần đưa Luật ĐDSH và các văn bản liên quan thực sự đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)