Tổng quan đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 53 - 60)

42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm, số 55/2010/ QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, Điều 44.

2.2.1. Tổng quan đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Ca

quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

2.2.1. Tổng quan đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai Lào Cai

2.2.1.1. Lịch sử hình thành

VQG Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Trước khi được cơng nhận là VQG, khu vực này là một khu BTTN mang tên Khu BTTN Hoàng Liên - Sa Pa, thành lập từ năm 1996. Ngày 18/12/2003 VQG Hồng Liên được Hiệp hội các nước Đơng Nam Á công nhận và vinh danh là Vườn di sản thiên nhiên ASEAN.

2.2.1.2. Địa hình và đặc điểm khí hậu thủy văn:

Nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt biển, phía Tây Bắc dãy núi Hồng Liên, VQG Hồng Liên có diện tích vùng lõi là 29.845 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 11.875ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 17.900ha và phân khu dịch vụ hành chính gồm 70ha; Vùng đệm của vườn có tổng diện tích 38.724ha47

.

Là nơi giao lưu của 2 tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và ơn đới núi cao; có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn và chia cắt mạnh. khí hậu quanh năm ở tình trạng ẩm ướt. Nhiệt độ khơng khí trung bình trong năm là 15,2o

C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 nhiều năm xuống dưới 5o

C. Vào mùa đơng năm nào cũng có băng giá và tuyết rơi đơi khi có thể xuống dưới -3o

C, càng lên cao khí hậu càng có chiều hướng giảm nhiệt.

Điều kiện thủy văn ở VQG Hoàng Liên liên quan đến chế độ dịng chảy của 02 hệ thống suối đón nước từ dãy Hồng Liên Sơn đổ về sơng Hồng và sơng Đà, có nhiều hệ thống khe suối, mật độ suối trung bình khoảng 3,12 km/1.000 ha.

Với những đặc thù về thời tiết, khí hậu, địa hình của VQG Hồng Liên đã hình thành tại đây hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng.

2.2.1.3. Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Hoàng Liên

Thứ nhất, đa dạng về thực vật: Hệ thực vật Fansipan mang đặc trưng các yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới của 3 luồng thực vật là Vân Nam - Hymalaya, Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và luồng thực vật Ấn Độ

47. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2017), Kỷ yếu VQG Hoàng Liên, 15 năm xây dựng và phát triển (12/7/2002- 12/7/2017). (12/7/2002- 12/7/2017).

Malaixya. Bước đầu đã thống kê được 2.847 lồi thực vật có mạch thuộc 1.064 chi và 226 họ.

Thảm thực vật ở VQG Hồng Liên là một điển hình khá đầy đủ về sự phân hóa theo đai cao của lãnh thổ. Thảm thực vật rừng ở VQG Hồng Liên có thể chia thành 04 kiểu chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp có diện tích 196,01 ha (chiếm 0,68% diện tích tự nhiên); Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, phân bố từ độ cao từ 700 đến 1700m và có diện tích 12.329,29 ha (chiếm 42,90 % tổng diện tích tự nhiên); Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm ơn đới núi vừa, có diện tích chiếm trên 54% tổng diện tích tự nhiên, phân bố từ độ cao từ 1.700 - 2.600m; Kiểu rừng ôn đới núi cao, lạnh có diện tích 692,7 ha (chiếm 2,4% tổng diện tích tự nhiên) thường phân bố trên 2.600m, tập trung quanh đỉnh Fansipan.

Thực vật quý hiếm và đặc hữu: VQG Hoàng Liên đã xác định 149 loài

cây (chiếm 5,2% số loài cây) của khu vực, đã được đề cập trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới, trong nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, quy định Danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ; nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định lồi và chế độ quản lý loài thộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, điều này khẳng định vai trị bảo tồn của VQG Hồng Liên.

Số lồi thực vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam là 133 loài, 34 loài trong Sách đỏ thế giới. Đặc biệt có 6 lồi trong danh mục các lồi được ưu tiên bảo vệ trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP gồm Vân sam Phan si păng, Hoàng liên gai, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên trung quốc, Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất), Tam thất hoang. Trong tổng số 167 loài Phong lan hiện có, trong đó có nhiều lồi q hiếm đủ để khẳng định khơng nơi nào ở Việt Nam có nguồn gen Phong lan tự nhiên phong phú như ở VQG Hồng Liên. Bên cạnh đó với 30 lồi Đỗ qun cho hoa đủ các màu khác nhau, có lồi là cây gỗ vừa, có lồi là cây bụi, có lồi sống trên vách đá, có lồi sống ký gửi trên các cây thân gỗ khác…

Các loài cây di sản Việt Nam: Trong 02 năm 2014, 2015 VQG Hoàng Liên được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 06 quần

thể cây Di sản Việt Nam, gồm Vân Sam Phan Si Păng, Đỗ Quyên cành thô, Đỗ quyên Quang Trụ, Hồng Quang, Thiết Sam và Trâm Ổi, đó là những cây cổ thụ có niên đại vài trăm năm tuổi và có giá trị bảo tồn ĐDSH rất cao48.

Bảng 2.1. Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên

STT Ngành Tên khoa học Loài Chi Họ

1 Ngành Quyết lá thông Psilotophyta 1 1 1

2 Ngành Thông đất Lycopodiophyta 30 3 2 3 Ngành Cỏ tháp bút Equisetophyla 2 1 1 4 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 401 108 27 5 Ngành Hạt trần Gymnospermae 24 15 7 6 Ngành Hạt kín Angiospermae 2.389 936 191 - Lớp một lá mầm Monocotyledoneae 372 176 36 - Lớp hai lá mầm Dicotyledoneae 1.687 730 176 Tổng cộng 2.847 1.064 229

Nguồn: Số liệu điều tra bổ sung về khu thực vật rừng Hoàng Liên. Thứ hai, đa dạng Khu hệ động vật rừng: Đến nay đã thống kê được 555 lồi động vật có xương sống trên cạn, trong đó thú 96 lồi, chim 346 lồi, bị sát 63 lồi và lưỡng thê 50 lồi, đặc biệt có lồi Ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện. Trong đó có 60 lồi động vật q hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1992), 33 loài trong Danh lục đỏ IUCN/2004, 5 loài chim đặc hữu cho Việt Nam và 25 loài chim khác đặc hữu cho vùng núi cao của Hoàng Liên Sơn; Yếu tố đặc hữu còn cao hơn nữa đối với khu hệ lưỡng thê VQG Hoàng Liên đang bảo tồn nguồn gen của một nửa lồi ếch nhái có ở Việt Nam và có thể được xem như trung tâm về đa dạng của nhóm động vật này, trong đó có một số lồi mới được phát hiện như: Cóc mày (Leptolalax botsfordi), Cóc núi (Oreolalax sterlingae), Ếch cây sần (Theloderma bicolor), Ếch bám đá nhỏ (Amolops minutus),…

Ngoài ra, khu vực VQG Hoàng Liên đã ghi nhận được: Bọ cánh cứng ăn lá có 89 lồi, 40 giống và 9 phân họ; Bọ cánh cứng Kẹp kìm có 18 lồi thuộc 7 giống, trong đó 4 lồi chỉ tìm thấy ở Hoàng Liên; 304 lồi bướm, thuộc 138 giống, 10 họ, trong đó có một số lồi bướm đặc hữu như Bayasapolla,

48. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2017), Kỷ yếu Vườn quốc gia Hoàng Liên, 15 năm xây dựng và phát triển (12/7/2002 - 12/7/2017). (12/7/2002 - 12/7/2017).

Papilio krishna cùng nhiều loài khác thuộc họ bướm xanh Lycaenidae

(Chrysozephyrus spp và Neozephyrus spp).

Tuy có tính đa dạng cao, nhưng do tình trạng nguồn lợi động vật nên nhiều lồi đang bị đe dọa, trong đó có 07 lồi gần như đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở Hoàng Liên như: Vượn đen (Nomasscus concolar), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cheo cheo (Tragulus javanicus), Vooc bạc má (Trachypithecus). Những lồi bị sát,lưỡng cư có giá trị thương mại hoặc dược liệu như: Các loài Rùa, Kỳ đà và cácloài Rắn hiện trở nên rất hiếm và cũng trong tình trạng bị đe dọa cao49

.

Bảng 2.2. Khu hệ động vật có xương sống phân bố trong khu vực

STT Taxon Số bộ Số họ Số loài 1 Thú 9 27 96 2 Chim 16 52 346 3 Bò sát 2 9 63 4 Lưỡng cư 1 7 50 Tổng cộng 28 95 555

Nguồn: Số liệu điều tra bổ sung về khu động vật rừng Hoàng Liên.

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên đã đem lại cho VQG Hoàng Liên sự phong phú đa dạng về thành phần lồi động thực vật. Cho tới nay, có thể khẳng định được rằng thành phần các loài động thực vật ở VQG Hoàng Liên đa dạng nhất trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Thành phần loài thực vật chiếm tới 23% thành phần loài thực vật đã phát hiện trong toàn quốc, thành phần loài thú chiếm tới 30%, còn lưỡng cư chiếm tới 60% Diện tích rừng đạt độ che phủ trên 88,1%, VQG Hoàng Liên khơng những có vai trị quan trọng về sinh thái môi trường tự nhiên ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á với ý nghĩa là một dãy núi cao nhất Đông Dương. Diện tích rừng VQG Hồng Liên cịn có giá trị phịng hộ đầu nguồn xung yếu của lưu vực sông Hồng và sông Đà. Chúng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ lưu.

Vườn Quốc gia Hồng Liên khơng chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được các nước trong khu vực và trên thế giới biết đến với cảnh đẹp hùng vĩ và

49. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2017), Kỷ yếu Vườn quốc gia Hoàng Liên, 15 năm xây dựng và phát triển (12/7/2002 - 12/7/2017). (12/7/2002 - 12/7/2017).

hấp dẫn. Quá trình tạo sơn đã hình thành nên những vách núi dựng đứng với các đỉnh nhọn cao vút, trên đó là các quần thể thực vật độc đáo như: rừng lùn với hình thù quái dị, rêu phong cổ kính, rừng Đỗ qun thuần lồi, rừng Trúc lùn thuần lồi,….Đó là những cảnh quan đặc trưng khơng thể tìm thấy ở các khu rừng đặc dụng khác của Việt Nam.

Hệ thống sông suối trong xanh bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy qua địa hình đa dạng và dốc đã tạo ra nhiều thác nước vừa cao vừa đẹp, có nước quanh năm. Trong số đó, nổi bật là thác Mơ cao trên 100m, nằm ở độ cao 2.800m trên đường đi bộ du lịch sinh thái đỉnh Fansipan (Sín Chải - Fansipan), Thác Tình u thuộc địa phận xã San Sả Hồ, có độ cao gần 100m, thác bắt nguồn từ đỉnh Fansipan rồi mang theo hơi lạnh của núi rừng chảy qua nền địa hình cao, dốc; đổ xối xả, ào ạt xuống dịng suối Vàng tung bọt trắng xóa.

Đặc điểm khí hậu chính là điều kiện lý tưởng để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vào mùa đơng đơi khi có tuyết rơi đã thu hút một lượng lớn du khách tới đây chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm hoi của vùng khí hậu nhiệt đới. Điều kiện lập địa ở đây là sinh cảnh quan trọng cho các lồi cây có giá trị cao về kinh tế và khoa học đang bị đe dọa. Trong khu vực có tới 149 lồi thực vật bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam phần thực vật và danh mục đỏ IUCN.

Bảng 2.3. Nhóm động vật q hiếm ở VQG Hồng Liên theo Sách đỏ IUCN năm 2012

Lớp Sách Đỏ năm 2012 Cộng CR EN VU LR NT Thú 02 10 10 10 01 33 Chim 01 02 05 04 12 Bò sát 01 06 01 04 04 16 Lưỡng cư 01 01 03 04 09 Cộng 04 17 14 22 13 70

Ghi chú: CR: Rất nguy cấp (Critically Endangered)

EN: Nguy cấp (Endangered) VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable) LR: Ít nguy cấp (Lower risk)

Nguồn: Báo cáo VQG Hoàng Liên- 15 năm xây dựng và phát triển.

Bảng 2.4. Nhóm động vật quý hiếm tại VQG Hoàng Liên (theo danh lục IUCN 2014)

Lớp UCN 2014 Cộng CR EN VU LR NT LC DD Thú 03 07 07 02 04 23 Chim 03 04 07 Bò sát 01 03 04 Lưỡng cư 01 02 03 Cộng 05 13 11 02 06 37

Ghi chú: CR: Rất nguy cấp (Critically Endangered)

EN: Nguy cấp (Endangered) VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable) LR: Ít nguy cấp (Lower risk)

NT: Sắp bị đe dọa (Near hreatened)

LC: Ít quan tâm (Least Concern) DD: Thiếu dẫn liệu (Data deficient)

Nguồn: Báo cáo VQG Hoàng Liên - 15 năm xây dựng và phát triển. 2.2.1.4. Tình hình suy thối đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên

Hiện nay vấn đề bảo tồn ĐDSH ở VQG Hoàng Liên cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức như: áp lực từ gia tăng dân số của các đồng bào dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Hoàng Liên, áp lực từ biến đổi khí hậu, tình trạng khai thác lâm sản trái phép, tình trạng đốt nương làm rẫy và cháy rừng.

Tình trạng khai thác, bn bán và tiêu thụ trái phép loài hoang dã đã tăng đáng kể trong những năm gần đây và được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đáng kể các quần thể loài trong tự nhiên với mục đích sử dụng làm thuốc, thực phẩm, vật nuôi, đồ trang trí… đang đẩy nhiều lồi nguy cấp tới nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Các loài bị tuyệt chủng hoặc di chuyển khỏi VQG Hồng Liên như: Sói đỏ, Beo lửa, Báo gấm, Báo hoa mai, Hổ đều không thể tồn tại trong phạm vi VQG Hoàng Liên. Các loài Tam thất hoang, Sâm vũ diệp, Hoàng liên chân chim,.. là

những cây thuốc mọc trong các điều kiện khô hạn, lạnh, sinh trưởng phát triển chậm và là những lồi đang bị săn lùng mạnh, có giá trị cao trên thị trường vì thế chúng bị khai thác tồn diện cả cây to, cây nhỏ và hoa, quả.

Do việc thay đổi mơi trường sống, các lồi thú ăn thịt (Hổ, Báo,.) khơng cịn tồn tại ở VQG Hoàng Liên cũng do nguyên nhân vùng sống tự nhiên bị co hẹp quá mức (mất rừng, con người tranh lấn, thiếu thức ăn…), vì thế chúng phải tìm chỗ thuận lợi hơn.

Việc khai thác gỗ trái phép tuy diễn ra với quy mô nhỏ nhưng xảy ra trong nhiều năm và vẫn đang diễn ra, nhất là ở khu vực vùng đệm của VQG. Việc khai thác Phong lan cũng làm giảm đáng kể số lượng các loài này trong VQG. Một mối đe dọa khác đến ĐDSH ở VQG Hoàng Liên là hoạt động trồng cây thảo quả dưới tán rừng của người dân địa phương do việc sinh trưởng của loài cây này dẫn đến các lồi thực vật khác khơng phát triển được. Mặt khác, để thuận tiện cho việc trồng, thu hoạch và chế biến thảo quả, người dân địa phương đã chặt cây, dựng lều lán trong rừng đặc dụng để ở, trông coi, thu hái và sấy khô thảo quả, nguy cơ cháy rừng là rất cao. Theo thống kê của Hạt Kiểm Lâm VQG Hoàng Liên, hiện nay, trên địa bàn VQG Hồng Liên quản lý hiện có 2.281 nương thảo quả, tổng diện tích 1.242,8 ha với 1.752 hộ gia đình sản xuất thảo quả. Trong khu vực VQG có 628 lều lán được người dân địa phương dựng. Sau một thời gian tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ Nhân dân tự nguyện tháo dỡ được 532/628 lều, lán, hiện còn 96 lều lán chưa được tháo dỡ. Bên cạnh đó, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế nhưng ở nhiều vùng sâu, vùng xa, nhận thức của người dân còn kém và đời sống cịn q nhiều khó khăn nên việc đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại.

Dự án Khu du lịch Sun World Fansipan Legend được khởi công xây dựng tại Sa Pa, Lào Cai, với việc xây dựng tuyến cáp treo nối thung lũng Mường Hoa với đỉnh Fansipan- nóc nhà Đơng Dương cũng như hệ thống cơng viên, tổ hợp vui chơi giải trí, được chính thức đi vào hoạt động ngày 02/02/2016. Dự án đã tạo hàng nghìn việc làm cho người dân bản địa, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhiều gia đình dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng giảm áp lực của người dân đối với rừng. Ngoài ra, khu du lịch Sun World Fansipan Legend do tập đoàn Sun Group đầu tư tại Sa Pa còn là đơn vị thực hiện nghiêm túc chính sách chi

trả dịch vụ mơi trường rừng, với mức đóng nộp năm 2019 là 9 tỷ đồng. Khu du lịch cũng tổ chức nhiều hoạt động hữu ích như đu dây nhặt rác, làm xanh sạch rừng Hoàng Liên, trồng thêm nhiều cây, hoa tại Fansipan, bảo tồn gìn giữ những lồi cây quý như đỗ quyên, hồng cổ, đào rừng... và là nhân tố tích cực trong việc phịng chống nạn lâm tặc. Tuy nhiên, việc xây dựng quần thể

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)