Nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế xã hội cho dân cư vùng đệm

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 76 - 79)

59. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2020) Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Hoàng Liên, gia

3.2.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế xã hội cho dân cư vùng đệm

cư vùng đệm

Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn ĐDSH là một trong những nội dung quan trọng để công cuộc bảo tồn đạt hiệu quả. Đây là một cơng việc có tính xã hội hố, là nhiệm vụ của tồn dân, của cộng đồng cư dân vùng đệm của VQG, khu bảo tồn. Nếu khơng có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng đệm thì cơng tác bảo vệ các các giá trị của VQG, khu bảo tồn, những nơi có giá trị ĐDSH cao sẽ không thể đạt kết quả tốt. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư vùng đệm là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công trong công tác bảo tồn các VQG, khu bảo tồn. Trong những năm gần đây, các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sinh sống xung quanh các khu rừng đặc dụng (VQG, Khu dự trữ thiên nhiên) đã được quan tâm. Nhưng có thể thấy rằng trình độ dân trí và mức sống của người dân trong các khu vực này là một trở ngại lớn trong việc tiếp nhận kiến thức.

Cộng đồng dân cư trong khu vực vùng đệm VQG Hoàng Liên chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, với thói quen từ lâu đời sống dựa vào rừng. Vì vậy, việc chăm lo phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập thay thế, ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm VQG nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên rừng là hết sức cần thiết để làm tốt công tác bảo tồn ĐDSH. Các giải pháp cụ thể là:

Thứ nhất, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm

Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức như Tổ chức Oxfam Anh tài trợ dự án “Quản lý lâm nghiệp cộng đồng vì mục tiêu xóa đói

giảm nghèo “ giai đoạn 2007- 2017 nhằm mục đích nâng cao mức sống của người dân các xã vùng đệm với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận và quản lý các nguồn tài nguyên rừng đối với các dân tộc thiểu số nghèo; Nâng cao nămg lực thể chế và kỹ thuật đối với hoạt động sản xuất và quản lý lâm nghiệp của người dân tộc thiểu số tại địa phương; Các dịch vụ sản xuất lâm nghiệp tại địa phương có hiệu quả hơn đối với các nhu cầu giống và khác nhau của nam giới và phụ nữ các dân tộc thiểu số; Các chiến lược phát triển lâm nghiệp địa phương chú trọng tới xóa đói giảm nghèo và cơng bằng xã hội (vấn đề dân tộc thiểu số và vấn đề giới); Tổ chức GIZ - Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển sinh kế và bảo vệ ĐDSH, lựa chọn chuỗi Thuốc tắm và Giảo cổ lam để thực hiện thí điểm, giai đoạn 2017-2018”, Dự án IDEAS - nâng cao thu nhập cho người dân tộc thiểu số dựa trên Nông nghiệp bền vững giai đoạn 2017 - 2019 với phạm vi hỗ trợ là 5 thôn nằm trong vùng lõi, thuộc 3 xã San Sả Hồ, Tả Van và Lao Chải… đã góp phần không nhỏ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân vùng đệm, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với bảo tồn ĐDSH, giảm thiểu tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép trong khu vực. Phát triển kinh tế vùng đệm, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng, gắn quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích, động viên, cộng đồng tham gia bảo tồn ĐDSH là một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài nhằm từng bước xã hội hóa cơng tác bảo vệ rừng.

Thứ hai, phát triển du lịch sinh thái bền vững, khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch

Việc đầu tư phát triển du lịch tại VQG Hoàng Liên là việc làm cần thiết, đặc biệt là mơ hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (người Mơng, người Dao…) và xây dựng các nhà dừng chân để tiếp đón du khách. Phát huy tiềm năng ở khu vực có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ như Thác Tình u, Suối Vàng, Trạm Núi xẻ…. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch theo hướng bền vững như du lịch sinh thái trong khu vực VQG Hoàng Liên. Bên cạnh đó, cần đào tạo hướng dẫn viên là người bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ vui chơi và ẩm thực; Tăng cường khảo sát, khai thác và phát triển thêm nhiều tuyến, điểm du lịch mới để phát huy tiềm năng tài nguyên du lịch của VQG Hoàng Liên, tập trung vào các loại hình du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên, suối thác; du lịch cộng đồng làng bản. Đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ du lịch đi kèm như đồ lưu niệm, các chương trình, sự kiện du lịch gắn kết giữa VQG Hoàng Liên và khách du lịch; Nâng cao năng lực cho người dân địa phương để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và hưởng lợi bền vững từ tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp phục vụ phát triển du lịch sinh thái nâng cao sinh kế người dân.

Thứ ba, tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ ĐDSH:

Cộng đồng dân tộc ít người thường có cuộc sống gắn bó với rừng, họ có khả năng thay đổi tập qn và kiểm sốt các hoạt động của mình để kìm hãm sự xâm phạm đến rừng. Vì thế cần xây dựng hệ thống quản lý bảo tồn có sự tham gia của người dân, chiến lược đưa ra là để làm sao người dân địa phương, chính quyền các cấp, Ban quản lý khu bảo tồn, hạt kiểm lâm VQG Hoàng Liên, Hạt Kiểm Lâm thị xã Sa Pa và các đơn vị liên quan có thể cùng nhau xây dựng được một chương trình phát triển bền vững với những giải pháp vừa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vừa phát triển kinh tế và xã hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động làm ảnh hưởng đến ĐDSH, thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.

Hiện nay cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm VQG Hoàng Liên hầu như ít quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là động vật hoang dã. Lý do họ chưa quan tâm một phần vì do nhận thức, phần vì

kinh tế khó khăn và phần quan trọng là chưa tạo được cơ chế phù hợp để thúc đẩy họ tham gia bảo tồn tài nguyên quý giá này. Để nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng, cần tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và phát triển các mơ hình nơng lâm nghiệp kết hợp phù hợp với sinh thái địa phương và đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm thị trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)