Quốc hội, Luật bảo vệ môi trường, số 72/2020/ QH14 ngày 17 tháng11 năm 2020.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 31 - 33)

2.1.2.4. Về bảo tồn hê ̣ sinh thá i tự nhiên trên vù ng nú i đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng

Hiện nay chưa có một văn bản quy định riêng biệt về việc bảo tồn HST vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng thuộc HST rừng. Luật ĐDSH năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018 có quy định:

“1. Vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện cho một vừng phải được điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa

dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng”20

. Tuy nhiên với số lượng các dãy núi đá vôi tương đối lớn trên lãnh thổ nước ta thì thời gian tới vấn đề bảo tồn HST này cần được quan tâm hơn.

Các quy định về bảo tồn đa dạng HST được tìm thấy trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể: Luật BVMT đã xây dựng được một khái niệm pháp lý về HST, đồng thời có một số quy định đề cập đến việc bảo vệ HST, đặc biệt là các HST có giá trị ĐDSH với quốc gia, quốc tế thông qua các quy định về điều tra, đánh giá để lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu BTTN; Luật Lâm nghiệp quy định về bảo vệ HST rừng; Luật Thủy sản quy định việc bảo vệ HST rặng san hô; Nghị định 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước… Các HST khác nhau được điều chỉnh bởi các lĩnh vực pháp luật khác nhau như nêu trên làm hạn chế đáng kể đến quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế, bởi lẽ không phải ở mọi nơi, trong mọi trường hợp các HST đều được phân chia một cách tuyệt đối. Trên thực tế có rất nhiều HST đan xen với nhau, tồn tại bên nhau nên khó phân định một cách rạch ròi việc quản lý và áp dụng pháp luật để bảo vệ. Đối với Luật ĐDSH với tư cách là luật chung để điều chỉnh việc bảo vệ mọi HST nhưng cũng chỉ mới dừng ở mức quy định chung chung về việc các HST tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu xây dựng pháp luật để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc bảo tồn đa dạng HST ở nước ta.

20. Quốc hội, Luật đa dạng sinh học, số 20/2008/ QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều 36 Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều 36

Tuy nhiên, các quy định về bảo tồn đa dạng HST đã bước đầu điều chỉnh cả các hoạt động có ảnh hưởng lớn đến ĐDSH, như: hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng… Đây là quy định có giá trị thực tế rất cao vì hiện nay du lịch đang có tác động mạnh mẽ tới môi trường theo chiều hướng xấu, trong khi những khu vực có tính ĐDSH cao và những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ln là đối tượng hướng tới của các hoạt động tham quan, du lịch.

2.1.3. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài

Bảo tồn đa dạng loài được pháp luật nước ta quan tâm rất sớm dưới dạng các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên và các loài động vật quý hiếm. Một số các quy định pháp luật về đa dạng loài, cụ thể là: Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; Luật Thú y; Luật thủy sản; Luật Lâm nghiệp; Luật BVMT; Nghị định số 06/2019 /NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc bảo vệ các giống loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật…

Đây là những văn bản pháp luật có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng lồi. Có thể nói lĩnh vực bảo tồn đa dạng lồi có cơ sở pháp lý tương đối vững chắc do có những văn bản pháp quy khá hồn chỉnh. Trong đó, theo quy định Luật BVMT thì các lồi động vật, thực vật q hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định: Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng; Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng; Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.

Luật Lâm nghiệp năm 2017 có quy định cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm như săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của HST rừng21

.... Luật cũng quy định về việc khai thác thực vật rừng; Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng; Việc quản lý,

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)