Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

1.2. Nội dung pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án trong

1.2.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

Quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên chỉ thuộc về CHV

Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án cho CHV. Điều 20 Luật THADS năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn

của CHV. Cụ thể, tại khoản 5 nêu rõ CHV có quyền “Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án…” Theo đó, chỉ CHV mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, trong đó có biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là QSD đất, tài sản gắn liền với đất.

Để được bổ nhiệm CHV, người đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: là cơng dân Việt Nam có phẩm chất chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hồn thành nhiệm vụ, có thời gian làm cơng tác pháp luật từ 03 năm trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ THADS và trúng tuyển kỳ thi tuyển CHV. CHV là một chức danh tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. CHV có ba ngạch là CHV sơ cấp, CHV trung cấp và CHV cao cấp. Sự phân cấp này nhằm mục đích để thủ trưởng cơ quan THADS giao việc cho phù hợp với trình độ của từng CHV trong đơn vị.

Kê biên tài sản trong phạm vi tương ứng với nghĩa vụ THA

Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Khi được phân cơng phụ trách vụ việc, CHV phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, cẩn thận sao cho chỉ kê biên tài sản là QSD đất, tài sản gắn liền với đất của NPTHA tương ứng với nghĩa vụ về tài sản của họ. Để đảm bảo nguyên tắc này được tuân thủ, trước khi kê biên tài sản là QSD đất, tài sản gắn liền với đất, CHV phải đánh giá sơ bộ giá trị tài sản đó bằng cách yêu cầu hỗ trợ từ các cơ quan chức năng thẩm định giá. Phải đảm bảo sau khi trừ đi các chi phí và phần nghĩa vụ phải thực hiện, giá trị của QSD đất, tài sản gắn liền với đất bị kê biên phải ngang bằng với nghĩa vụ phải THA. Có thể thấy, nguyên tắc này khơng những bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐTHA mà còn tránh những tổn thất về mặt tài sản cho NPTHA.

Tuy nhiên, cần lưu ý hai trường hợp sau: Một là, NPTHA tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc THA và tài sản đó đủ để THA, các chi phí liên quan thì CHV có thể tiến hành kê biên tài sản đó để THA sau khi đã giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản. Như vậy, nếu trong số các tài sản của mình, NPTHA tự nguyện đề nghị kê biên tài sản là QSD đất, tài sản gắn liền với đất mà không gây trở ngại cho việc THA và tài sản đó đủ để THA, chi trả các chi phí liên quan thì CHV có thể kê biên tài sản đó. Hai là, NPTHA chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn gấp nhiều lần so với nghĩa vụ phải

THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì CHV vẫn có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là QSD đất, tài sản gắn liền với đất đó của NPTHA để THA.

Khơng tổ chức cưỡng chế kê trong thời gian không được cưỡng chế THA theo quy định của pháp luật

Khoản 2 Điều 46 Luật THADS năm 2014 có quy định: “Khơng tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định”. Quy định này được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, ngồi những trường hợp không tổ chức cưỡng chế THA theo quy định của Luật THADS, cơ quan THADS khơng tổ chức cưỡng chế THA có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là NPTHA hay các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương. Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo trong việc xây dựng các quy định pháp luật, không để NPTHA bị cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong khoảng thời gian lễ, tết và những ngày truyền thống mà họ là đối tượng được hưởng như ngày thầy thuốc Việt Nam; ngày thương binh, liệt sĩ hay ngày nhà giáo Việt Nam, v.v.

Không tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản thuộc trường hợp tài sản không được kê biên theo quy định của pháp luật

Chỉ kê biên tài sản là QSD đất của NPTHA thuộc trường hợp được chuyển QSD theo quy định của pháp luật về đất đai. Nếu NPTHA chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận QSD đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý QSD đất đó. Trước khi kê biên tài sản là QSD đất, tài sản gắn liền với đất, CHV có nhiệm vụ xác minh tài sản đó có mục đích phục vụ quốc phịng, an ninh, lợi ích cơng cộng hay tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức hay không. Trường hợp QSD đất, tài sản gắn liền với đất do Nhà nước giao cho quân đội xây dựng doanh trại, trường bắn, làm nhà máy, nhà xưởng, nhà kho hay giao cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị làm trụ

sở làm việc thì CHV khơng được kê biên.

Mặt khác, CHV cũng không được kê biên nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh của NPTHA là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đây là những tài sản gắn liền với đất, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh này.

Trách nhiệm phối hợp của các chủ thể trong cưỡng chế kê biên

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan THADS để công tác THA đạt hiệu quả cao. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan THADS, CHV đã được pháp luật THADS quy định. Theo đó, trách nhiệm phối hợp giữa một số cơ quan như sau:

Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về THADS, tổng kết công tác THADS; phối hợp với cơ quan THADS trong việc tổ chức cưỡng chế THADS.

Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về THADS, tổng kết công tác THADS; phối hợp với cơ quan THADS trong công tác THADS; giải quyết yêu cầu, kiến nghị và chỉ đạo Tòa án các cấp giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan THADS trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

UBND các cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan THADS cùng cấp; Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với CHV và cơ quan THADS trong việc thông báo THA, xác minh điều kiện THA, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA và các nhiệm vụ khác về THADS trên địa bàn.

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm phối hợp với cơ quan THADS như tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các

yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của NPTHA đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu của CHV, cơ quan THADS; thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, QSD đất cho người mua được tài sản, NĐTHA nhận tài sản để trừ vào số tiền được THA; thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, QSD đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho NPTHA; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)