Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả kê biên tài sản trong thi hành án

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 67 - 71)

hành án dân sự

Trong thực tiễn hiện nay, biện pháp kê biên là một trong nhóm các biện pháp cưỡng chế THADS được áp dụng thường xuyên, phổ biến. Thường liên quan đến một loại tài sản đặc biệt, chính vì vậy việc áp dụng biện pháp này rất khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thủ tục.

Do đó, trong thời gian tới Nhà nước cần sớm hoàn thiện, thống nhất các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và THADS. Các quy định pháp luật về cưỡng chế kê biên tài sản để THADS cần quy định rõ ràng và cụ thể hơn về tiêu chí xác định các loại tài sản chung; xác định phần sở hữu, sử dụng đối với QSD đất cấp cho hộ gia đình, v.v. Cần có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý kê biên với tài sản chung không chia được và tài sản chung chia được nhưng không làm giảm giá trị của tài sản và ảnh hưởng tới quyền sở hữu chung của các chủ thể khác. Trình tự, thủ tục, thời hạn trong việc bán tài sản, ưu tiên mua lại phần tài sản phải THA của chủ sở hữu chung cũng cần được quy định theo hướng ngắn gọn và phù hợp với thực tiễn. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý THA và tổ chức THA thống nhất và hiệu quả.

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan để nâng cao hiệu quả kê biên tài sản trong THADS cần phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

3.1.1. Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong kê biên tài sản

Bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa quan điểm cần được quán triệt tuyên truyền mạnh mẽ trong quá trình tổ chức và hoạt động THADS nói chung hiện nay. Do đó, các quy định của pháp luật kê biên tài sản phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh. Mọi vi phạm pháp luật kê biên tài sản phía cơ quan THA, CHV, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến THA phải bị xử lý kịp thời. Pháp luật về kê biên tài sản nói riêng, là nguyên tắc cơ bản của toàn bộ hoạt động THADS và hoạt động kê biên tài sản từ giai đoạn xây dựng pháp luật THA, tổ chức thực hiện pháp luật kê biên tài sản nghiêm chỉnh, xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm pháp luật trong THA.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về THADS chính là tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơng tác THADS. Vì vậy, Quốc hội cần nhanh chóng ban hành Bộ luật THADS trên cơ sở hệ thống hóa, pháp điển hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động THADS trong tình hình hiện nay theo tinh thần của Nghị quyết số 17-NQ/TƯ ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nhất là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25 tháng 04 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 “xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án”.

Theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quy định: “Giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác THA. Xác định rõ trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố, trong việc thi hành các hình phạt khơng phải là phạt tù chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các bản án, quyết định của tòa án. Từng bước thực hiện xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.”

Trong các nội dung cải cách Tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW quy định nhiều vần đề từ cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, luật sư, công chứng … trong đó có cơng tác THA nói chung. Để thực hiện được Nghị quyết 49-NQ/TW cần có yêu cầu sau:

- Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc thực hiện Nghị quyết;

- Phải xác định thể chế thống nhất giữa cơ quan THADS và cơ quan thi hành án hình sự, đó là xây dựng một Bộ luật thi hành án chung, bao gồm cả thi hành án hình sự và THADS;

- Xây dựng chế độ chính sách chung cho công chức làm công tác THADS và thi hành án hình sự. Thực tế hiện nay công chức làm trong cơ quan thi hành án hình sự thì được hưởng theo chế độ lực lượng Công an nhân

dân với chế độ ưu đãi đặc biệt, nếu hợp nhất lại thì họ được hưởng theo chế độ lực lượng công an hay theo chế độ cơng chức THADS. Đây chính là bài tốn khó giải khi mà quyền và lợi ích của họ khơng được đảm bảo;

- Phải có nguồn tài chính cho việc thực hiện cải cách. Đây là một yêu cầu quan trọng nhất và là yếu tố quyết định trong công cuộc cải cách tư pháp. Nếu khơng có tài chính thì mọi hoạt động cải cách chỉ nằm trên giấy tờ, bởi vì khơng có tài chính thì khơng thể có đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước trong lĩnh vực THA.

3.1.2. Yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Nhìn nhận ở góc độ chung nhất thì yêu cầu của bất kỳ hệ thống pháp luật nào đều phải đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất và nhìn nhận từ góc độ cụ thể trong pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS địi hỏi cũng phải có sự đồng bộ, thống nhất và khả thi trong cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng. Từ việc phân tích thực trạng pháp luật cho thấy để thực hiện việc bán đấu giá tài sản THADS có hiệu quả khơng chỉ địi hỏi sự thống nhất trong quy phạm pháp luật THADS mà còn đòi hòi sự thống nhất, đồng bộ trong các quy phạm pháp luật trong các ngành luật khác có liên quan như: Luật đất đai, Luật công chứng, BLDS, Bộ luật tố tụng dân sự…Hệ lụy của các quy định của pháp luật THADS, pháp luật dân sự, đất đai, công chứng không thống nhất với nhau đã dẫn đến nhiều trường hợp tài sản kê biên, định giá đưa ra đấu giá đã bị tổ chức đấu giá từ chối ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá hoặc đã đấu giá thành mà các bên lại không thể giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật, nhiều tài sản THADS đã bán đấu giá không thành… Đây cũng là một trong những nguyên nhân bên cạnh nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc bán đấu giá tài sản THADS tỷ lệ không thành ngày càng tăng, lượng án dân sự tồn đọng ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam phải đồng bộ, thống nhất, khả thi không chỉ là đòi hỏi xuất phát từ cơ sở lý luận và còn là đòi hỏi mang tính cấp thiết từ yêu cầu của thực tiễn.

3.1.3. Yêu cầu về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia nhiệm của các chủ thể tham gia

THADS và đặc biệt quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể này có mối liên quan phức tạp. Đặt trong mối liên hệ tổng thể, pháp luật trao quyền cho chủ thể này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Một bên là NĐTHA muốn nhanh chóng thi hành bản án bằng mọi biện pháp, một bên là NPTHA nếu Nhà nước dùng mọi biện pháp để tổ chức THA nhất định sẽ gây ảnh hưởng tới NPTHA, có thể dẫn đến hình sự hóa quan hệ dân sự. Một bên là NPTHA cố gắng chây ì, cố thủ khơng bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, một bên là người trúng đấu giá đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản mà vẫn không nhận được tài sản bàn giao từ cơ quan THADS và CHV phụ trách vụ việc. Một bên là NĐTHA nếu cơ quan THADS và CHV chưa bàn giao được tài sản cho người trúng đấu giá thì vẫn khơng thể được nhận tiền THA mặc dù tài sản về mặt pháp luật đã bán được và tiền đã nằm chờ trong tài khoản! Một bên là nỗi lo của tổ chức đấu giá không bàn giao được tài sản cho khách hàng thì mất uy tín với khách hàng trong thời buổi kinh tế thị trường “khách hàng là thượng đế”. Một bên là cơ quan THADS với nỗi lo của CHV không bàn giao được tài sản có nghĩa khơng THA xong, án dân sự của năm nay xếp vào án tồn đọng của năm kế tiếp. Với những mối liên quan phức tạp trong quan hệ pháp luật BĐG tài sản THADS như vậy, địi hỏi việc hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là một vấn đề cấp thiết đặt ra để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về BĐG tài sản. Tuy nhiên việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này không phải là câu chuyện nhất thời, giải quyết tình trạng cấp bách của thực tiễn mà cần phải địi hỏi khi hồn thiện pháp luật phải bảo vệ “hài hịa” được quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Do đó, yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật BĐG tài sản THADS ở Việt Nam cần bảo đảm các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật về đấu giá tài sản THADS đều phải có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau. NPTHA phải thực hiện nghĩa vụ của mình đến cùng và quyền nhận lại tài sản của chủ thể này cần được thực hiện đến đâu để không ảnh hưởng đến người tham gia đấu giá và uy tín của tổ chức đấu giá? NĐTHA thời điểm nào được nhận tiền THA nếu cơ quan THADS và CHV không quyết liệt đến cùng trong việc bàn giao tài sản? Nếu không bàn giao được tài sản thì trách nhiệm của CHV của cơ quan THADS như thế nào? Pháp luật đã thực sự bình đẳng khi xác định

CHV là một bên trong chủ thể ký kết hợp đồng, người trúng đấu giá cũng là một bên của chủ thể ký kết hợp đồng nhưng khi vi phạm nghĩa vụ thì chỉ có người trúng đấu giá bị áp dụng chế tài vi phạm còn CHV của cơ quan THADS thì khơng bị áp dụng chế tài vi phạm? Nhưng suy đến cùng không bàn giao được tài sản là do sự chống đối đến cùng của NPTHA hay là do lỗi của CHV trong việc tổ chức cưỡng chế cịn tắc trách? Vì vậy, hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần phải xác định rõ trách nhiệm cụ thể các chủ thể tham gia vào quan hệ này mới có thể khắc phục được những bất cập, tồn tại trong thực tiễn BĐG tài sản THADS trong thời gian qua. Một loạt những vấn đề đặt ra địi hỏi pháp luật phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp để bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật BĐG tài sản THADS: NPTHA có biểu hiện chống đối trong việc bàn giao tài sản sẽ bị trách nhiệm pháp lý gì? Cơ quan THADS và CHV cơ quan Công an chậm trễ trong việc bàn giao tài sản hoặc có lỗi trong việc chuẩn bị tổ chức cưỡng chế chưa kỹ lưỡng dẫn đến không bàn giao được tài sản sẽ bị trách nhiệm pháp lý gì? Khách hàng mua tài sản THADS khơng nộp tiền mua tài sản sẽ bị trách nhiệm pháp lý gì? Tổ chức đấu giá tổ chức đấu giá sai trình tự, thủ tục đối với tài sản THADS sẽ chịu trách nhiệm pháp lý gì...?

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)