Tình hình giải quyết các vụ án kinh doanh thƣơng mại và tình hình

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

hình kê biên tài sản trong thi hành án dân sự tại Cơ quan thi hành án dân thành phố Hà Nội

2.2.1. Tình hình giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Xuất phát từ thực tiễn trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội thì thấy một trong những vấn đề bất cập, gây khó khăn, vướng mắc thường gặp và có nhiều quan điểm, hay cách hiểu khác nhau: Đó là việc xác định thẩm quyền, việc xác định tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty liên quan đến hoạt động của công ty, việc xác định người tham gia tố tụng, việc xác minh, thu thập chứng cứ không đầy đủ, việc phạt do vi phạm hợp đồng.... của Tịa án trong q trình giải quyết tranh chấp KDTM.

Để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, KDTM nói riêng, Tịa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác định quan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp. Từ đó, đối chiếu với các quy định về thẩm

quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự để xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự có thuộc thẩm quyền của Tịa án hay khơng. Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên) trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự.

Theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, tình hình thụ lý, giải quyết các loại vụ án nói chung và các vụ án KDTM nói riêng đã đạt được những thành tích nhất định. Thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự nói chung ở cấp sơ thẩm tại TAND hai cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Số vụ thụ lý 10.962 10.986 11.378 12.096 13.886

Số vụ giải quyết 10.116 10.452 10.981 11.776 13.113

Tỷ lệ 89.3 93.2 91.5 90.2 93.2

Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Bảng 2.2. Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ở cấp sơ thẩm của Toà án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Số vụ thụ lý 962 986 1.011 1.098 1.152

Số vụ giải quyết 943 924 987 1.008 1.87

Tỷ lệ 89.3 93.2 91.5 90.2 93.2

Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Nhận xét: Qua kết quả thống kê nói trên, chúng ta nhận thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, số lượng vụ án ngày càng tăng thể hiện sự phát triển đời sống

cũng tăng theo.

Thứ hai, kết quả giải quyết các loại vụ án tại Tòa án nhân dân ngày càng tăng. Điều này cho thấy ngành Tịa án đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Theo thống kê cho thấy lượng án được giải quyết năm sau cao hơn năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với việc Tòa án quan tâm đến việc thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền công dân.

Thứ ba, có sự phân hóa không đồng đều trong việc giải quyết các loại vụ án. Các loại vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình chiếm đa số trong tổng số các loại vụ án mà Tòa án thụ lý giải quyết hằng năm. Trong khi đó, số lượng các vụ án KDTM do Tòa án thụ lý giải quyết chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các loại vụ án khác. Điều này phản ánh thực trạng tình hình giải quyết các vụ án KDTM ở Tòa án ở nước ta là không nhiều chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Thứ tư, hầu hết các vụ việc KDTM phát sinh chủ yếu ở các trung tâm kinh tế lớn, có đời sống kinh tế năng động, phát triển. Các thành phố đồng thời là các trung tâm kinh tế, nơi hình thành nhiều nhất các đơn vị kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động nhất và hiệu quả kinh tế cũng đạt được nhiều nhất. Tương ứng với mức độ kinh tế, các thành phố lớn là nơi xảy ra nhiều tranh chấp trong kinh doanh và số lượng án chiếm số lượng lớn hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Trong đó có thành phố Hà Nội.

2.2.2. Tình hình kê biên tài sản trong thi hành án dân sự tại Cơ quan thi hành án dân thành phố Hà Nội thi hành án dân thành phố Hà Nội

Thủ đơ Hà Nội là nơi có lượng án phải thi hành khá lớn so với các tỉnh khác trong cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2020, Cục THADS thành phố Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế đối với 851 việc, trong đó số việc cưỡng chế phải huy động lực lượng là 532 việc, số việc cưỡng chế không phải huy động lực lượng là 319 việc. Cụ thể, số việc cưỡng chế huy động dưới 10 người là 251 việc; số việc cưỡng chế huy động từ 10 đến 20 người là 200 việc; số việc cưỡng chế huy động từ 20 người đến 50 người là 40 việc; số việc cưỡng chế phải huy động trên 50 người là 41 việc. Số liệu thống kê còn cho thấy số việc phải cưỡng chế chiếm tỷ lệ xấp xỉ 2,4% (851/35.352) tổng số việc có điều kiện thi hành.

Theo con số thống kê của Cục THADS thành phố Hà Nội thì số lượng các vụ việc cưỡng chế tăng đều theo các năm từ năm 2015 - 2019 đến năm 2020 có giảm đơi chút nhưng vẫn đứng ở số việc cưỡng chế cao. Việc này chứng tỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội số lượng những vụ án tranh chấp dân sự, hơn nhân gia đình, KDTM gia tăng, kéo theo sự gia tăng của việc cưỡng chế kê biên QSD đất trên địa bàn thành phố, điều này gây áp lực không nhỏ cho Chấp hành viên và cơ quan THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Vẫn theo số liệu thống kê của Cục THADS thành phố Hà Nội về cơ cấu các biện pháp cưỡng chế được áp dụng thì cưỡng chế kê biên QSD đất chiếm tỉ lệ xấp xỉ 1/3 số lượng việc cưỡng chế của các năm. Đây là một khó khăn cho các cơ quan THADS, bởi vì để hồn tất các thủ tục cho một việc kê biên QSD đất, một Chấp hành viên phải mất trên dưới một năm kể từ khi thụ lý vụ việc cho đến kết thúc thanh tốn tiền bán đấu giá QSD đất, thậm trí phải kéo dài nhiều năm nếu như vụ án bị kháng cáo, bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Mặt khác, số việc cưỡng chế kê biên QSD đất trên địa bàn thành phố Hà Nội không đồng đều chủ yếu tập trung ở quận Hai Bà Trưng, quận Nam Từ Liêm, quận Hoàng Mai là những nơi tập trung đông dân cư, nhiều trường đại học, cao đẳng.

Tình hình áp dụng biện pháp kê biên QSD đất: kể từ năm 2016 đến năm 2020 với tổng số cưỡng chế kê biên QSD đất trên toàn thành phố là 336 việc. Trong đó số việc sau khi CHV ra quyết định cưỡng chế đương sự tự nguyện THA là 88 việc chiếm 26,9 %. Số việc cưỡng chế thành công là 229 việc chiếm tỉ lệ 68,1 %. Số việc cưỡng chế không thành công là 19 việc chiếm tỉ lệ 5,65 %. Lý do của việc cưỡng chế không thành công là do các yếu tố chủ quan như trình độ CHV chưa đáp ứng được yêu cầu làm các vụ việc khó khăn, phức tạp và các yếu tố khách quan như công tác phối hợp của các cơ quan liên quan đến kê biên QSD đất chưa cao như cơ quan công an không cử lực lượng cưỡng chế, UBND nơi cưỡng chế khơng đồng tình ủng hộ, các Phòng Tài chính kế hoạch, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Kinh tế Hạ Tầng không cử người tham gia thành phần cưỡng chế; một số vụ việc đương sự chống đối đoàn cưỡng chế quyết liệt. Số việc cưỡng chế không thành công trên tuy không cao, nhưng gây nên uy tín của cơ quan THADS giảm sút và gây mất ổn định tình hình chính trị trên địa bàn thành phố.

Năm 2020, kết quả thi hành c ủa Cục THADS Thành phố Hà Nội như sau:

- Về việc: Tổng số giải quyết: 43.153 việc, trong đó: Năm trước chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng): 17.812 việc. Thụ lý mới: 25.341 việc (giảm 1.671 việc, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019). Ủy thác thi hành án: 981 việc. Thu hồi, hủy quyết định THA: 15. Tổng số phải thi hành: 42.157 việc, trong đó: Tổng số có điều kiện thi hành: 33.650 việc (chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số phải thi hành); Chưa có điều kiện thi hành (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng): 8.376 việc (chiếm tỷ lệ 20% trên tổng số phải thi hành). Đã giải quyết xong 19.294 việc/ tổng số 33.650 việc có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 57.34% (giảm 1.398 việc, giảm 7% so với cùng kỳ 2019). Số việc tồn chuyển kỳ sau là 22.863 việc, trong đó số có điều kiện là 14.356 việc. Trong đó hàng năm giải quyết việc kê biên thi hành án đối với 165 vụ việc về kinh doanh thương mại.

- Về tiền: Tổng số giải quyết: 50.192.070.740.000 đồng, trong đó: Năm trước chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng): 26.912.416.481.000 đồng, Thụ lý mới: 23.279.654.261.000 đồng (tăng 7.135.240.025.000 đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019). Ủy thác thi hành án: 2.660.682.454.000 đồng. Thu hồi, sửa, hủy quyết định thi hành án: 1.342.245.998.000 đồng. Tổng số phải thi hành: 46.189.142.290.000 đồng, trong đó: Tổng số có điều kiện thi hành: 32.211.896.610.000 đồng (chiếm tỷ lệ 70% trên tổng số phải thi hành); Chưa có điều kiện thi hành (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng): 13.351.745.955.000 (chiếm tỷ lệ 29% trên tổng số phải thi hành). Đã giải quyết xong: 4.916.627.533.000 đồng/ tổng số 32.211.896.610.000 đồng có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 15.26% (tăng 1.848.139.716.000 đồng, tăng 38% so với cùng kỳ 2019). Số tiền chuyển kỳ sau là 41.272.514.758.000 đồng, trong đó số có điều kiện là 27.295.269.077.000 đồng. Trong đó số tiền phải kê biên đảm bảo thi hành án trong kinh doanh thương mại là 12.983.991.000 đồng.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)