Vướng mắc, hạn chế trong yếu tố khách quan từ xã hội

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

2.3. Một số khó khăn, vƣớng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật

2.3.3. Vướng mắc, hạn chế trong yếu tố khách quan từ xã hội

Thứ nhất, khó khăn trong việc huy động lực lượng.

Hoạt động tác nghiệp của CHV trong quá trình THADS là hoạt động mang tính nhạy cảm vì tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự, đa phần các vụ việc CHV không nhận được sự hợp tác từ phía NPTHA. Vì vậy, CHV rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức có liên quan nhưng thực tế có trường hợp khi CHV yêu cầu lực lượng công an xã, trưởng ấp, khu phố hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ thì lực lượng này không phối hợp, một mặt do ngại va chạm với người dân tại địa phương, mặt khác họ cho rằng việc tạm giữ tài sản, giấy tờ không thuộc trách nhiệm, quyền hạn của họ, họ không thực hiện khi khơng có sự chỉ đạo của cấp trên. Việc thực hiện cưỡng chế giao nhà, trả nhà, QSD đất thường rất phức tạp, cần sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên môn, huy động lực lượng bảo vệ đơng và kinh phí tổ chức cưỡng chế thường rất lớn.

Thứ hai, một trong những khó khăn khi tổ chức cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân chưa cao.

Trong trường hợp NPTHA không tự nguyện thi hành nghĩa vụ, CHV sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc họ phải thực hiện theo đúng nội dung bản án, quyết định của Tồ án vì lợi ích của NĐTHA. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, NPTHA thường tìm mọi cách để trì hỗn, trốn tránh việc THA, làm cho việc THA trở nên khó khăn, phức tạp; nhất là đối với cưỡng chế tài sản là QSD đất và tài sản gắn liền với đất bởi đây thường là những tài sản có

giá trị lớn, gắn với đời sống của con người. Đối với người dân ở những nơi vùng sâu vùng xa, khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, do chưa hiểu rõ về các quy định của pháp luật THADS và quy định của pháp luật nói chung để điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quan hệ pháp luật mà mình tham gia, nên họ thường cản trở cơ quan THADS tiến hành việc cưỡng chế. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp NPTHA có điều kiện THA nhưng thiếu ý thức chấp hành pháp luật, thậm chí coi thường pháp luật, cố tình trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ THA nhưng dư luận xã hội chưa có thái độ phê bình, lên án kịp thời. Một số trường hợp chống đối quyết liệt, nhất là trong quá trình cưỡng chế giao tài sản trúng đấu giá hoặc cố tình khiếu nại vượt cấp, khởi kiện tại Tịa án gây khó khăn, kéo dài, trì hỗn việc THA nhưng chưa có các biện pháp đủ mạnh để buộc thực hiện hoặc răn đe NPTHA. Bên cạnh đó, cịn có trường hợp cố ý khiếu nại sai sự thật, khiếu nại nhiều lần nhằm cản trở việc tổ chức THA hoặc hành vi cố ý tố cáo sai sự thật, lợi dụng việc tố cáo để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của CHV.

Điều đó chứng tỏ rằng việc đảm bảo quyền được bảo vệ của CHV khi thi hành công vụ còn bị coi nhẹ. Việc coi nhẹ này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, cơ chế xử lý những người, những hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của CHV chưa thật sự rõ ràng và chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi.

Thứ ba, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong cưỡng chế THADS còn hạn chế nhất định.

Để giải quyết xong hoàn toàn một việc THADS phức tạp, CHV phải thực hiện nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, mỗi một trong các khâu phối hợp thực hiện chưa đạt yêu cầu, sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ q trình THA, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết THA, vì vậy, CHV, cơ quan THA rất cần sự phối hợp tích cực của các cơ quan hữu quan để công tác THADS đem lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và sự mong đợi của toàn xã hội. Tại khoản 6 Điều 20 Luật THADS quy định CHV được yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc THA theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế quyền yêu cầu của CHV chưa được thực sự tơn trọng trong khi đó pháp luật THADS lại khơng quy định về

cách thức xử lý các cơ quan liên quan khi họ không thực hiện các yêu cầu của CHV và cơ quan THA, gây khó khăn cho CHV khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Tuy nhiên, hiện nay sự phối hợp vẫn còn một số hạn chế do các cơ quan chun mơn chưa thật sự quan tâm, cịn phối hợp mang tính hình thức, cán bộ được phân cơng phối hợp chưa làm hết trách nhiệm của mình. Có trường hợp cơ quan có thẩm quyền không thực hiện yêu cầu của CHV về việc ra quyết định hủy và cấp lại giấy tờ mới thay thế giấy tờ không thu hồi được.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)