2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hà Nội và Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội án dân sự thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tinh hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đơ của cả nước, là thành phố có diện tích lớn nhất của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sơng Hồng. Vị trí tự nhiên như vậy tạo nhiều thuận lợi cho Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập; đặc biệt.
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó, các dịng sơng cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đơng (sơng Đà, Thao, Lơ, Chảy, Cầu). Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đơng Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).
Hà Nội là một trong năm thành phố có dân số đơng trong cả nước, dân số của Hà Nội hiện nay là 7 triệu người, với 30 dân tộc khác nhau sinh sống. Vấn đề dân số vừa là động lực vừa là sức ép đối với mọi hoạt động của thành phố, trong đó có cơng tác thi hành án. Do dân số đông, thành phần dân cư phức tạp các hoạt động kinh tế cũng diễn ra nhiều, các hoạt động vay, cho vay, bảo lãnh, thế chấp vì thế cũng tăng theo, do đó số lượng vụ thi hành án cũng nhiều hơn, dẫn tới áp lực giải quyết số lượng vụ việc thi hành án.
Hiện nay, Thủ đô trở thành một đô thị hiện đại, xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực, có tăng trưởng GRDP bình quân đạt từ 8,5 đến 9%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 6.700 đến 6.800 USD/năm, thành phố cần tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020 ước tính từ 2,5 triệu tỷ đến 2,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, 20% sử dụng vốn
ngân sách cho các dự án hạ tầng kỹ thuật khung, những dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có tính chất lan tỏa, 80% vốn đầu tư còn lại được kêu gọi từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi. Vì vậy, trong ba năm gần đây, thành phố xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ để huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, giảm nguồn chi ngân sách, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, đưa Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và hiệu quả đối với các nhà đầu tư.
2.1.2. Giới thiệu về cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội
Hiện nay, cơ quan THADS đã được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương, cụ thể ở Trung ương Bộ tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác THADS và cơ quan quản lý THADS thuộc bộ Tư pháp (Tổng cục THADS) giúp Bộ trưởng Bộ tư pháp quản lý Nhà nước về công tác THADS và thực hiện quản lý chuyên ngành về THADS theo quy định của Chính phủ. Ở cấp tỉnh, cấp huyện thì Cục THADS và Chi cục THADS có nhiệm vụ giúp UBND cùng cấp thực hiện một số trách nhiệm, quyền hạn trong lĩnh vực THADS theo quy định của Luật THADS.
Theo Báo cáo tổng kết của Cục THADS thành phố Hà Nội, Cục hiện nay ngồi biên chế cơng chức tại Cục và 29 Chi cục tại các quận, huyện tổng cơng chức tồn ngành THADS của thành phố Hà Nội là 398 biên chế. Trong đó có 1 Cục trưởng, 3 Phó Cục trưởng, các phịng chun mơn thuộc cục và 29 Chi cục THADS tại các quận huyện.
Cục THADS thành phố Hà Nội hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật THADS. Theo đó, Cục hoạt động dựa trên những nội dung cơ bản sau đây:
- Trực tiếp tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại về thi hành án theo quy định của pháp luật THADS.
- Tổng kết thực tiễn THADS, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác THADS và thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội về các vấn đề:
+ Thực hiện công tác THADS và báo cáo công tác THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Tổ chức, cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan THADS cần xin ý kiến của UBND thành phố Hà Nội.
+ Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong cơng tác THADS;
- Quản lý cán bộ, công chức của cơ quan theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện chế độ tài chính, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện công tác thi đua trong đơn vị và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể Chi cục THADS có thành tích trong hoạt động THA.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.