Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 71 - 77)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kê biên tài sản trong thi hành án

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Sửa đổi quy định về xử lý tài sản khơng có người tham gia đấu giá, bán đấu giá khơng thành

Khoản 5 Điều 104 Luật THADS năm 2014 có quy định: “Mỗi lần giảm giá theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này không quá 10% giá khởi điểm của lần bán đấu giá liền kể trước đó”. Quy định này là giải pháp cho CHV nhanh chóng và linh hoạt thi hành xong bản án. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp CHV mỗi lần ra quyết định giảm giá chỉ bằng 1% giá khởi điểm của lần bán đấu giá liền kề trước đó. Mục đích là để kéo dài thời gian THA, giúp cho NPTHA có thời gian, cơ hội chuộc lại tài sản đang bị kê biên nhưng điều này gây bất lợi cho NĐTHA khi lấy số tiền được THA thì giá trị của số tiền đó bị trượt giá do lạm phát. Về nguyên tắc, việc làm này của CHV không sai quy định của pháp luật về giảm giá, nhưng điểm bất cập ở đây là

làm kéo dài quá trình THA, làm tăng lượng án tồn chuyển năm sau cũng như gây bức xúc cho NĐTHA và Thủ trưởng cơ quan THA quản lý CHV đó.

Nhóm xin kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1, Điều 98 theo hướng thỏa thuận giá của NPTHA và NĐTHA phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá và khoản 5 Điều 104 Luật THADS năm 2014 như sau: "Mỗi lần giảm giá theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này là 10% giá khởi điểm của lần bản đấu giá liền kề trước đó." Tức là bỏ từ khơng quá để cho CHV nhanh chóng giảm giá nhằm giải quyết dứt điểm bản án, quyết định của Tòa án, hạn chế được vấn đề kéo dài thời gian THA.

Sửa đổi quy định về cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình

Khi tiến hành xác minh đối với QSD đất của hộ gia đình, cơ quan THADS cần xác minh rõ nguồn gốc đất, thành viên trong hộ gia đình gồm những ai, làm rõ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, đối với việc thông báo THA, cơ quan THADS cần thông báo cho tất cả các thành viên của hộ gia đình biết quyền thỏa thuận trong việc xác định, phân chia QSD đất của NPTHA trong QSD đất của hộ gia đình, thơng báo việc CHV xác định, phần QSD đất của NPTHA trong QSD đất của hộ gia đình để hạn chế các khiếu nại.

Thêm vào đó, hiện nay, Bộ Tài ngun và Mơi trường tạm dừng việc thi hành Thơng tư 33/2017/TT-BTNMT, do dó, cơ quan THADS cần làm rõ QSD đất được cấp cho hộ gia đình hay cấp cho vợ chồng. Trường hợp QSD đất được cấp cho hộ gia đình thì phải đề nghị cơ quan quản lý đất đai cung cấp tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSD đất thì hộ gia đình có bao nhiêu thành viên để làm căn cứ xác định phần của NPTHA trong khối tài sản chung của hộ (không căn cứ vào hộ khẩu để xác định các thành viên của hộ gia đình).

Cần hướng dẫn thống nhất các cơ quan THADS địa phương thực hiện theo Điểm c, Khoản 2, Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP theo hướng CHV xác định phần quyền sở hữu theo Luật Hôn nhân và gia đình (với nguyên tắc chia theo tỷ lệ 50-50), đối với tài sản của hộ gia đình thì thực hiện việc chia theo số lượng thành viên của hộ gia đình. Về lâu về dài, cần bỏ quyền của CHV trong việc yêu cầu tòa án phân chia, xác định quyền sở hữu

tài sản. Có như vậy mới nâng cao trách nhiệm của những người đồng sở hữu tài sản trong việc chấp hành các quy định của Luật THADS.

Sửa đổi quy định về diện tích đất để lại cho NPTHA khi kê biên quyền sử dụng đất

Quy định về vấn đề diện tích đất để lại cho NPTHA khi kê biên QSD đất theo hướng như sau: Khi kê biên, xử lý tài sản là QSD đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản, trồng lúa nước thì để lại cho NPTHA là người trực tiếp lao động, chỉ có nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản, trồng lúa nước diện tích đất nhất định sản xuất để có lương thực sinh sống trong thời gian 06 tháng đến 01 năm.

Sửa đổi quy định về giao bảo quản tài sản kê biên

Sửa đổi quy định theo hướng cho CHV lựa chọn việc tạm giao bảo quản tài sản kê biên. Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định thì thủ trưởng cơ quan THADS có văn bản đề nghị UBND cấp xã phối hợp, hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản. Qua đó góp phần tăng cường sự phối hợp của chính quyền địa phương trong những trường hợp cá biệt, việc bảo quản tài sản gặp khó khăn.

Bổ sung quy định về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

Để khắc phục vướng mắc về vấn đề chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSD đất thì phải quy định cơ chế hủy bỏ giao dịch, giấy tờ chuyển dịch tài sản. Theo đó, quy định theo hướng nếu trước khi bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật mà NPTHA chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác thì khơng cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để THA mặc dù người nhận chuyển quyền chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu, QSD tài sản, giao dịch bảo đảm. Trường hợp tài sản đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm THA, biện pháp cưỡng chế THADS mà NPTHA vẫn cố tình chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để THA, trong trường hợp này CHV có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vơ hiệu hoặc yêu cầu cơ

quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó. Mặt khác, việc đăng ký QSD đất là một thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và không liên quan đến giao dịch dân sự chuyển nhượng QSD đất. Chính vì những lẽ trên, Nhà nước cần có cơ chế quản lý hiệu quả, tránh cản trở việc thực hiện các giao dịch dân sự khi có sự thống nhất ý chí và sự tự nguyện của các bên tham gia, góp phần kích thích nền kinh tế phát triển.

Cần xây dựng riêng một chế định quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Những quy định về xác minh điều kiện THA, kê biên QSD đất, tài sản gắn liền với đất cần được thiết kế tập trung trong một phần nhất định và quy định cụ thể hơn để tạo sự thống nhất trong quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế. Đặc biệt, cần có quy định thống nhất về việc giao QSD đất cho người mua trúng đấu giá để tránh những sai phạm dẫn đến tranh chấp giữa NPTHA và người trúng đấu giá.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định cụ thể về việc thành lập Hội đồng kê biên QSD đất như sau:

“1. Trước khi kê biên quyền sử dụng đất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng kê biên quyền sử dụng đất với thành phần gồm có:

a) Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp là uỷ viên;

c) Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là uỷ viên.

d) Đại diện cơ quan chuyên môn về tài sản gắn liền với đất là ủy viên. 2. Hội đồng kê biên quyền sử dụng đất giúp Chấp hành viên thực hiện việc xác định vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất và các cơng trình trên đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án”.

Việc bổ sung thêm quy định này xuất phát từ thực tế CHV khi kê biên QSD đất và tài sản gắn liền với đất rất lúng túng, khơng biết khi kê biên cần có những thành phần nào vì Luật THADS khơng có quy định về thành phần kê biên. Bên cạnh đó, việc thành lập Hội đồng kê biên QSD đất là rất cần thiết đối với việc xác định giá sơ bộ ban đầu để NĐTHA và NPTHA thỏa thuận về

giá. Từ đó tạo cơ sở cho việc bán đấu giá, cắt giảm được khâu thẩm định giá bởi nó gây tốn kém về tiền của, công sức của hai bên cũng như của cơ quan THA.

Bổ sung quy định về thông báo và yêu cầu đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản tại lần đấu giá thứ hai trở đi nếu vẫn đấu giá không thành

Kiến nghị Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định rõ ràng về quyền thỏa thuận mức giảm giá tài sản của đương sự chỉ được thực hiện tại lần bán đấu giá lần đầu, đối với các lần sau, CHV có quyền chủ động giảm giá theo quy định của pháp luật. Quy định này góp phần phát huy tính chủ động của CHV, tinh giản trình tự, thủ tục THA và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.

Bổ sung quy định về kê biên, xử lý tài sản của NPTHA xây dựng trên đất của người khác và trường hợp trên đất của NPTHA có tài sản của người khác

Cần quy định theo hướng tạo điều kiện cho người có đất gắn liền với tài sản của NPTHA hoặc người có tài sản gắn liền với đất của NPTHA được quyền ưu tiên thỏa thuận mua lại đất hoặc tài sản của NPTHA theo giá khởi điểm nếu không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận mua lại, cơ quan THADS hướng dẫn khởi kiện ra Tòa án để phân chia tài sản trong thời hạn 30 ngày, nếu đương sự không khởi kiện hoặc khơng được Tịa án thụ lý giải quyết thì cơ quan THADS tiến hành định giá, BĐG tài sản theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó, cần quy định rõ hơn về thời điểm ra quyết định kê biên tài sản thuộc sở hữu chung, theo đó, sau khi ra quyết định kê biên tài sản chung, CHV thông báo cho NPTHA, NĐTHA và các đồng sở hữu chung tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cần bổ sung quy đ ịnh pháp luật nhằm tăng cường thẩm quyền cho CHV

Cần bổ sung những quy định cho CHV có thêm quyền hạn cao hơn, trước hết là nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng, từ đó bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Cụ thể:

Thứ nhất, cần khẩn trương xây dựng được cơ chế bảo vệ CHV thông

qua việc kiên quyết, quyết liệt xử lý những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của CHV.

Thứ hai, điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định:

“Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình khơng đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền u cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ”. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần việc phân chia tài sản chung để kê biên của CHV là khơng có ý nghĩa, NPTHA và đồng sở hữu tài sản sẽ yêu cầu Tòa án phân chia lại tài sản chung. Do đó, cần tăng thẩm quyền theo hướng nếu việc phân chia tài sản chung của CHV tuân thủ theo đúng các căn cứ của luật dân sự thì NPTHA và đồng sở hữu tài sản phải chấp hành.

Thứ ba, trường hợp NPTHA không kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ

thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA thì tùy theo mức độ vi phạm, CHV có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, Điều 162 Luật THADS năm 2014 không có quy định xử phạt hành vi này. Như vậy, cần quy định đầy đủ hơn các hành vi vi phạm hành chính trong THADS thuộc thẩm quyền xử lý của CHV.

Thứ tư, theo điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013, hành vi

không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định phải chịu mức phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng. Tuy nhiên, tại Điều 49 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 68 Nghị định 110/2013 thì mức phạt từ 3 triệu thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục THADS. Có thể thấy rằng, cần tăng mức phạt tiền phù hợp với mức phạt các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của CHV theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thứ năm, nghiên cứu, xây dựng hệ thống các công cụ hỗ trợ về tài

chính mang tính chất đặc thù nhằm kịp thời hỗ trợ những khu vực có khó khăn hoặc hỗ trợ thực hiện các vụ án lớn, có ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội. Trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ để CHV sử dụng sử dụng theo quy định của pháp luật, với các loại dùi cui điện, dùi cui cao su; phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê; các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, v.v để góp phần bảo vệ

tính mạng, sức khỏe, tài sản của CHV và những người khác tham gia cưỡng chế THADS.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)