3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kê biên tài sản trong thi hành án
3.2.2. Giải pháp về tổ chức và thực hiện
Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật có thể được thực hiện thơng qua rất nhiều hình thức khác nhau như: phổ biến pháp luật trực tiếp thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ, có thảo luận, trao đổi, đối thoại để giải đáp vướng mắc, nhu cầu của người nghe; có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc tổ chức phổ biến tuyên truyền pháp luật bằng hình thức hội nghị trực tuyến để tiết kiệm thời gian, kinh phí, tính lan tỏa rộng; viết các bài viết về THADS gửi về địa phương đọc, phát thanh trên hệ thống loa phóng thanh hàng tuần; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về THADS nói chung và cưỡng chế kê biên QSD đất nói riêng; phối hợp với cơ quan phát thanh và truyền hình huyện, tỉnh đưa tin trực tiếp các buổi cưỡng chế kê biên QSD đất. Đồng thời, đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về THADS đến gần hơn với người dân, đặc biệt là đương sự trong các vụ việc THADS bằng cách cấp phát các loại tờ gấp phổ biến pháp luật liên quan đến lĩnh vực THA đặt tại trụ sở các Cục hoặc Chi cục THADS sự trực thuộc để phục vụ người dân có nhu cầu đến tìm hiểu, liên hệ làm việc. Thông qua đó giúp người dân biết, hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt trong hoạt động THA, các CHV và các công chức làm THA khi tiếp xúc với đương sự cần giải thích cho họ hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình, để có những phương pháp giải quyết tối ưu nhất trong việc họ bị cưỡng chế kê biên QSD đất, làm giảm tổn thất khơng đáng có cho cơng dân, tổ chức và Nhà nước.
Nâng cao ý thức pháp luật của người dân
Ý thức pháp luật của người dân có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác THADS. Khi người dân có ý thức pháp luật tốt thì cơng tác THA trên địa bàn sẽ có hiệu quả, tỷ lệ tự nguyện THA cao. Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của nhân dân thấp sẽ dẫn đến tỷ lệ cưỡng chế THA sẽ cao. Do đó, để nâng cao ý thức pháp luật của người dân cần có các giải pháp sau:
- Tuyên truyền, giảng dạy về pháp luật trong các trường học bậc trung học, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học để các học sinh, sinh viên nắm được cơ bản về pháp luật nói chung và pháp luật THADS nói riêng. Từ đó, giúp họ biết và tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng thêm các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí ở vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít được tiếp cận những dịch vụ tư vấn của luật sư để họ có thể hiểu biết thêm về pháp luật, trên cơ sở đó họ thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh hơn.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các văn phịng luật sư và cơng ty luật hoạt động; tăng cường công tác quản lý nhà nước về luật sư, cơng chứng, có cơ chế bảo đảm cho luật sư tham gia và bảo vệ thân chủ trong quan hệ pháp luật dân sự.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CHV
Để hoạt động THADS theo tinh thần cải cách Tư pháp ngày càng hoàn thiện, phát huy được đúng vai trị, vị trí của hoạt động THADS trong đời sống xã hội, địi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động THADS. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ CHV là một địi hỏi khách quan, có ý nghĩa quyết định trong cơng tác THA. Các giải pháp cơ bản về xây dựng đội ngũ CHV:
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về THADS nói chung và pháp luật liên quan đến xây dựng đội ngũ CHV nói riêng. Pháp luật là cơ sở nền tảng cho hoạt động của đội ngũ CHV. Do đó, việc hồn thiện pháp luật THADS để phân định rõ nhiệm vụ nào CHV phải làm và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức có liên quan sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ CHV. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2008 ra đời và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015; ngày 18/7/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015), tuy nhiên Chính phủ và các bộ, ngành trước mắt cần sớm ban hành thêm các thông tư, thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật THADS, cụ thể quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân hữu quan trong việc phối hợp với cơ quan THADS và CHV trong hoạt động THADS; quy định cụ thể hơn thẩm quyền của cơ quan THADS và CHV, phân định rõ trách nhiệm của CHV và trách nhiệm của cơ quan THA. Đồng thời về lâu dài nên xây dựng Bộ Luật THA để đưa THA hình sự và THADS về một đầu mối.
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho các CHV, nhất là những CHV còn yếu kém. Đồng thời, gắn với việc thường xuyên kiểm tra giám sát việc làm của các CHV này để kịp thời điều chỉnh chun mơn của họ theo hướng tích cực. Tiếp tục kiện tồn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức làm công tác THADS đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, trong đó chú trọng những địa bàn, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém; xây dựng và triển khai thực hiện Đề án về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hệ thống THADS.
- Tiếp tục nâng cao năng lực và tăng cường số lượng CHV cao cấp, CHV trung cấp. Với số lượng các vụ việc THADS tăng cả về số lượng và tính chất khó khăn, phức tạp, do vậy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, năng lực CHV và tăng số lượng CHV ở ngạch cao cấp, trung cấp. Yêu cầu này xuất phát từ các lý do cơ bản như tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp hơn, sự cản trở, chống đối của đương sự ngày càng quyết liệt hơn, yêu cầu thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực THADS ngày càng chặt chẽ hơn vì những lý do đảm bảo dân chủ, cơng bằng khách quan vì con người và bảo vệ tốt nhất quyền con người trong nhà nước pháp quyền. Bất kỳ một hành vi, quyết định hành chính nào của CHV cũng cần tuyệt đối tuân thủ đúng pháp luật, nếu thiếu hoặc sai đều đứng trước nguy cơ bị kiện cáo, kỷ luật, bồi thường hoặc thôi việc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó để đảm bảo CHV có thể yên tâm làm việc, không bị áp lực, quá tải trong công việc thì địi hỏi phải nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của CHV và tăng số lượng ở ngạch CHV cao cấp, trung cấp. Thực hiện cơ chế tuyển chọn CHV một cách thực chất để chọn ra những người có đủ sức khỏe, đủ đức, đủ tài thực sự để bổ nhiệm vào các ngạch CHV. Đồng thời, có cơ chế cụ thể bãi miễn những CHV không đáp ứng được tiêu chuẩn vị trí làm việc của mình để thay thế bằng người có đủ tiêu chuẩn.
viên ra trường có kết quả học tập cao, để lựa chọn người vào ngành có chất lượng đào tạo tốt, đồng đều. Ngoài ra, cần phải tổ chức thi tuyển nghiêm túc, cơng khai, minh bạch. Từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cơng chức làm cơng tác THADS có chất lượng sau này.
- Nhà nước cần có cơ chế cải thiện chế độ tiền lương cho đội ngũ công chức trong ngành THADS. Đây là một nghề luôn tiếp xúc với mặt trái của xã hội nên dễ dẫn đến vi phạm, việc tăng lương nhằm đảm bảo cho họ có đủ điều kiện sinh hoạt cho bản thân và gia đình, để họ n tâm cơng tác, tồn tâm, tồn lực phục vụ tốt cho cơng tác THADS.
- Kịp thời động viên, khen thưởng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thành tích trong công tác, đồng thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong cưỡng chế THADS; xử lý nghiêm, kiên quyết thay thế những CHV nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ cưỡng chế THADS; xử lý nghiêm khắc đối với chủ thể tiến hành cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản là QSD đất và tài sản gắn liền với đất là CHV, kể cả CHV là Thủ trưởng cơ quan THADS nếu cố ý, cố tình áp dụng sai quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản là QSD đất và tài sản gắn liền trên đất, chây ỳ, ngại áp dụng hoặc có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản là QSD đất và tài sản gắn liền trên đất. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan THADS, xây dựng hình ảnh đẹp về người làm công tác THADS.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện các đề án đã được phê duyệt về xây dựng trụ sở, kho vật chứng và đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan THADS, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở, kho vật chứng. Đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan THA, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đặc biệt là xây dựng trụ sở, hệ thống kho tang vật, tài sản của các cơ quan THA. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống các công cụ hỗ trợ về tài chính mang tính chất đặc thù nhằm kịp thời hỗ trợ những khu vực có khó khăn hoặc hỗ trợ thực hiện các vụ án lớn, có ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội.
Tăng cường cơng tác quản lý đất đai
theo đó, để tăng cường cơng tác này:
- Chính phủ cần xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu về đất đai trên tồn quốc và thơng tin cơng khai trên mạng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan THADS khai thác và sử dụng, tránh được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin khơng chính xác, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng nhằm trục lợi của một số các bộ, công chức làm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Các địa phương cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, nhất là các trường hợp tự ý trồng cây lâu năm trên đất nông nghiệp, trồng cây hàng năm, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất quản lý, sử dụng đất, sử dụng đất vượt ranh giới, sử dụng sai mục đích, huỷ hoại đất.
- Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan có thẩm quyền làm kho lưu trữ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận QSD đất và đăng ký quyền sử dụng đất để phục vụ cho việc tra cứu, nghiên cứu và cung cấp thông tin cho các cơ quan tư pháp khi cần thiết.
Về sự phối hợp giữa các cơ quan
Tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ để cơ quan THA hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phát huy vai trị của Ban chỉ đạo THADS để giải quyết tốt những vụ án phức tạp, kéo dài tại địa phương, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan THA. Cần xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS phải gắn liền với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó; đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội vào cơng tác THADS. Cưỡng chế THADS địi hỏi có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc thực hiện cưỡng chế thông qua phương thức kiên trì động viên, giáo dục, thuyết phục NPTHA tự nguyện chấp hành quyết định cưỡng chế THADS hoặc việc cưỡng chế có liên quan đến quyền, lợi ích của trẻ em thì cần sự tham gia động viên, thuyết phục của các tổ chức đoàn thể. Mặt khác,
các cơ quan, cá nhân được sử dụng quyền lực nhà nước trong THADS, như Chủ tịch UBND, cơ quan THADS, Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án cần tham gia tích cực, kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để xử phạt hành chính, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hành vi vi phạm cưỡng chế THADS. Việc cưỡng chế THADS có sự tham gia tích cực của cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo đảm cho việc cưỡng chế THADS hiệu quả hơn
Kết luận Chƣơng 3
Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước ta đang tiến hành cải cách Tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, thực hiện hội nhập quốc tế thì vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh thương mại là đòi hỏi tất yếu, khách quan, không chỉ riêng của ngành Tư pháp mà còn là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị. Từ thực tiễn hoạt động kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh thương mại ở Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, tác giả Luận văn đã đưa ra các giải pháp để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên, trong đó có những giải pháp chung cho cả Ngành Thi hành án dân sự, có những giải pháp xuất phát từ những đặc thù của thành phố Hà Nội, một địa bàn có tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, phát triển kinh tế cao so với các địa phương khác trong cả nước.
KẾT LUẬN
Đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, KDTM được coi là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tất cả các ngành kinh tế khác. Việc đảm bảo cho hệ thống này hoạt động ổn định và bền vững phụ thuộc nhiều vào việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh và hỗ trợ hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro.
Kê biên tài sản bảo đảm THA trong các vụ án KDTM trong THADS từ thực tiễn thành phố Hà Nội đã đưa ra và hệ thống được một số lý luận về kê biên tài sản bảo đảm THA trong các vụ án KDTM, bằng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lê Nin, phương pháp điều tra thực tế thống kê so sánh, phân tích đánh giá về thực tiễn và lý luận khoa học tác giả đã phân tích được cơ sở lý luận của biện pháp kê biên tài sản bảo đảm THA trong các vụ án KDTM.
Trên nền tảng lý luận đó, tác giả vận dụng vào thực tiễn của thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng kê biên tài sản trong THA từ thực tiễn địa phương trong Chương 2 của luận văn và đã chỉ ra được thực trạng quy định pháp luật về kê biên tài sản trong THADS tại thành phố Hà Nội. Từ đó tìm ra được những ưu điểm và hạn chế bất cập về kê biên tài sản trong THADS tại Hà Nội.
Trên cơ sở và thực tiễn vấn đề thực hiện pháp luật về THADS, căn cứ