Vướng mắc, bất cập trong thực thi việc cưỡng chế kê biên đối vớ

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

2.3. Một số khó khăn, vƣớng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật

2.3.5. Vướng mắc, bất cập trong thực thi việc cưỡng chế kê biên đối vớ

với từng loại tài sản cụ thể

Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa có quy định chung mang tính khái quát về việc xử lý tài sản của NPTHA gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác để đảm bảo THA nếu tài sản đó khơng thể tách rời đất.

Điều 95 Luật THADS hiện nay chỉ dừng lại ở việc quy định về kê biên đối với tài sản là nhà ở của NPTHA gắn liền với đất thuộc QSD của người khác. Theo quy định này thì CHV chỉ kê biên nhà ở và QSD đất để THA nếu người có QSD đất đồng ý. Trường hợp người có QSD đất khơng đồng ý thì

chỉ kê biên nhà ở của NPTHA, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà. Tuy nhiên, cơ quan THADS cần căn cứ vào tiêu chí nào để xác định, định lượng được việc tách rời nhà ở và đất mà không làm giảm đáng kể giá trị của căn nhà là vấn đề còn chưa được quy định rõ ràng và tuyệt đại đa số các trường hợp là trên đất của thân nhân, những người thân thích với NPTHA. Do đó, những người này không chấp nhận cho CHV kê biên, xử lý tài sản để THA. Bên cạnh đó nhà - đất là các tài sản mang tính đặc thù gắn liền nhau nên khi tách rời nhà hoặc tách rời đất thì khơng thể khơng làm giảm đáng kể giá trị của tài sản còn lại được. Mặt khác, tài sản THA vốn là một loại tài sản rất khó lưu thơng và giao dịch trên thị trường, đặc biệt trong trường hợp tài sản là nhà ở lại nằm trên đất của người khác thì việc định giá, bán đấu giá tài sản lại càng gặp nhiều khó khăn do tâm lý e ngại của người mua. Nếu phải kê biên nhà của NPTHA trên đất của người khác thì việc xử lý như thế nào pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Điều này làm hạn chế rất nhiều hiệu quả THA, làm vụ việc tồn đọng kéo dài do khơng thể cưỡng chế đối với tài sản đó.

Thứ hai, khó khăn trong việc thực hiện quy định tại Điều 115 Luật THADS về xử lý tài sản của NPTHA trong cưỡng chế giao nhà, trả nhà, chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, nếu NPTHA khơng tự chuyển tài sản ra khỏi nhà đất thì CHV yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa tài sản ra khỏi nhà đất. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong trường hợp NPTHA chống đối thì việc đưa tài sản ra là hết sức khó khăn bởi có trường hợp không thể xác định được đầy đủ tài sản của NPTHA gồm những gì, nhiều tài sản mà cơ quan THADS, cơ quan chuyên môn cũng không thể nhận biết và mô tả như thế nào, nhiều tài sản nằm ở những vị trí mà người tiến hành cưỡng chế không thể biết được (như nằm dưới đất, âm tường, trên mái nhà, v.v) dẫn đến sau khi tổ chức cưỡng chế xong thì NPTHA cho rằng vẫn cịn tài sản của họ trong căn nhà, nhà xưởng, quyền sử dụng đất đã được giao cho NĐTHA. Nhiều trường hợp tài sản khơng có giá trị hoặc giá trị thấp nhưng chi phí để bảo quản rất cao, ví dụ vụ Cao Thị Tường Vi khi thực hiện cưỡng chế thì chi phí th kho bảo quản tài sản là 55.000.000 đồng nhưng sau khi bán đấu giá thành tài sản chỉ có 21.000.000 đồng.

Thứ ba, pháp luật chưa có quy định thống nhất về việc giao tài sản, nhất là trong trường hợp giao quyền sử dụng đất cho người mua trúng đấu giá.

Theo khoản 1 Điều 49 Luật THADS năm 2014 thì việc THA phải tạm đình chỉ THA khi nhận được quyết định tạm đình chỉ THA của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 103 Luật THADS quy định tiếp tục giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giả kể cả trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị, sửa đổi hoặc hủy bỏ.

Kết luận Chƣơng 2

Nhìn chung, cơng tác kê biên tài sản để đẩm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh thương mại ở thành phố hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan, đóng góp vào tỷ lệ thi hành án về việc và tiền đều đạt chỉ tiêu hàng năm do Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự giao. Thực tiễn thi hành án kinh doanh thương mại ở thành phố Hà Nội với những con số nói trên cho thấy, hoạt động thi hành án dân sự ở Hà Nội vẫn còn vướng mắc, bất cập, trong đó có cả những bất cập trong những quy định của pháp luật. Qua nghiên cứu, phân tích trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy những nguyên nhân dẫn đến việc bất cập trong thi hành án kinh doanh thương mại cũng chính là nguyên nhân chung của tình trạng thi hành án thi hành án kinh doanh thương mại ở nước ta hiện nay.

Chƣơng 3

MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN

KINH DOANH THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)