Thẩm quyền kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án trong các vụ án

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

1.2. Nội dung pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án trong

1.2.3. Thẩm quyền kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án trong các vụ án

vụ án kinh doanh thương mại

Theo qui định tại khoản 5 điều 20 Luật THADS năm 2014 thì “CHV có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế”. Như vậy, áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản thuộc thẩm quyền của CHV phụ trách hồ sơ về vụ việc phải THA. Nếu khoản 1 điều 41 Pháp lệnh THADS 2004 qui định: “CHV có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải THA”. Qui định này cho phép vận dụng nguyên tắc suy đoán nhằm tạo khả năng vận dụng linh hoạt cho CHV, kịp thời ngăn ngừa việc người phải THA tẩu tán tài sản trong khi vẫn đảm bảo quyền bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phải THA và người khác, bởi nếu có tranh chấp về tài sản kê biên, người phải THA và người khác vẫn có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trước khi ra quyết định kê biên tài sản, CHV yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản cung cấp thông tin về quyền sở hữu, QSD tài sản của người phải THA, yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người phải THA đối với người có quyền hay khơng hoặc tài sản do người hữu phải THA quản lý, sử dụng có phải là tài sản thuê mua tài chính hay khơng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, các cơ quan nói trên phải trả lời bằng văn bản cho CHV về nh ng nội dung yêu cầu đó (khoản 1 điều 21 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP). Các cơ quan có trách nhiệm trả lời thông tin trên một cách nhanh chóng và chính xác, nếu cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện THA của người phải THA thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Kế thừa những qui định của Pháp lệnh THADS 2004, nhằm nâng cao hơn hiệu quả công tác THA, Luật THADS năm 2014 đã qui định rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ thủ tục thông báo THA, trong đó có thơng báo về kê biên tài sản. CHV phải thông báo trước, trực tiếp bằng văn bản cho người phải THA, người được THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên, các cơ quan, tổ chức theo đúng qui định tại các điều 39, 40, 41, 42 Luật THADS năm 2014 và Nghị Định số 62/2014/NĐ-CP, trừ trường hợp kê biên nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản. Xuất

phát từ thực tế, hiện nay nhiều CHV khi kê biên tài sản mà không hề biết các tài sản đó đã được dùng để cầm cố, thế chấp, do vậy việc gửi thông báo về kê biên tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh giá trị pháp lý đối với người thứ 3 thì trong trường hợp các tài sản đã bị kê biên phải đăng ký, nhưng không đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm khi CHV gửi thơng báo việc kê biên các tài sản đó thì người được THA sẽ có quyền ưu tiên thanh tốn trước.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án trong các vụ án kinh doanh, thương mại và thực tiễn tại cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)