Về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung có thể hiểu là các biện pháp dự phịng do các bên chủ thể tham gia giao dịch thỏa thuận với nhau để bảo đảm quyền, lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được thực hiện các biện pháp, cách thức xử lý tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của bên có

nghĩa vụ nhằm mục đích khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm.

Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản.Những biện pháp bảo đảm này có các đặc điểm chung sau:

Thứ nhất, mang tính chất là nghĩa vụ phụ bổ sung cho nghĩa vụ chính: Các bên chỉ cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm khi có quan hệ nghĩa vụ chính. Hiệu lực và nội dung của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập.

Thứ hai, đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự: Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của các bên. Mỗi biện pháp bảo đảm đều có những đặc điểm và chức năng riêng nhưng nhìn chung đều có ba chức năng: tác động, dự phịng, dự phạt.

Thứ ba, đối tượng là những lợi ích vật chất: Khơng thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng biện pháp bảo đảm mà chỉ có lợi ích vật chất mới có thể bù đắp được các lợi ích vật chất. Lợi ích vật chất ở đây thường là một tài sản có đủ các yếu tố mà pháp luật quy định đối với một đối tượng của giao dịch dân sự.

Thứ tư, phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính: Phạm vi bảo đảm có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần nghĩa vụ. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người có nghĩa vụ dùng tài sản có giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản để thực hiện nghĩa vụ, điều đó cũng là yếu tố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định đối với người mang nghĩa vụ.

Thứ năm, chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ: Đặc điểm này thể hiện chức năng dự phòng, các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ

chính khơng được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền. Bên có nghĩa vụ khi đến thời hạn mà đã thực hiện đúng, đầy đủ thì biện pháp bảo đảm đó sẽ kết thúc.

Thứ sáu: phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên (trừ biện pháp cầm giữ tài sản): Nội dung, cách thức của một biện pháp bảo đảm là kết quả của sự thỏa thuận

giữa các bên. Như vậy, có thể nói các biện pháp bảo đảm là một hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính. Trong một số giao dịch mà pháp luật quy định phải có biện pháp bảo đảm những cũng không làm mất đi sự thỏa thuận giữa các bên.

Tóm lại, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự giúp bên có nghĩa vụ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ một cách đúng đắn và đầy đủ. Ngoài ra, các biện pháp bảo đảm tạo ra thế chủ động của bên có quyền trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình đối với các hợp đồng, giao dịch đã tham gia ký kết. Nếu phát sinh tranh chấp, đối kháng về lợi ích vật chất giữa các chủ thể khác với bên nhận bảo đảm với thì các biện pháp bảo đảm sẽ là hành lang pháp lý chắc chắn để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bên nhận bảo đảm.

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)