Về biện pháp thế chấp:

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Biện pháp thế chấp là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó, bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền.

Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng một hoặc nhiều tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản thế chấp thường là bất động sản hoặc động sản nhưng không chuyển giao hoặc việc chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận, giữ gìn và bảo quản. Việc giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản hạn chế bên thế chấp định đoạt tài sản. Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền (bên

nhận thế chấp) sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh tốn nghĩa vụ. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị T có căn nhà năm tầng đứng tên bà, vì bà T đang có nhu cầu cần một khoản tiền để sử dụng nhưng hiện tại bà lại khơng có nên bà đã thế chấp căn nhà 5 tầng này cho Ngân hàng để có tiền sử dụng. Việc bà T thế chấp căn nhà 5 tầng bằng cách bà sẽ chuyển giấy tờ đứng tên bà (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và Quyền sở hữu nhà ở) cho Ngân hàng chính là biện pháp thế chấp. Trong trường hợp khi đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bà T không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận và cam kết đã ký thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản thế chấp theo quy định.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, người nhận thế chấp không thể xác lập chuyển quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. Người nhận thế chấp phải thực hiện thủ tục đề nghị tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhưng trên thực tế trước khi tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp, người nhận thế chấp phải tiến hành khởi kiện đến Tịa án; sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì mới có thể bán được tài sản thế chấp thơng qua hình thức bán đấu giá tài sản. Thực trạng này làm cho người nhận thế chấp tốn nhiều thời gian và chi phí, bởi lẽ các cơ quan bán đấu giá tài sản không dám nhận bán đấu giá các tài sản chưa có bản án và quyết định bán đấu giá của cơ quan thi hành án. Trong trường hợp mà người thế chấp khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ để nhận lại tài sản thế chấp thì sẽ gây nhiều khó khăn cho bên nhận thế chấp. Trong thực tế đã có khơng ít những trường hợp mà bên thế chấp khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ dẫn đến bên nhận thế chấp phải giải quyết tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bên nhận thế chấp xét thấy nếu tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ thì có thể bị bên thế chấp định đoạt trong thời hạn thế chấp, các bên có thể thỏa thuận gửi tài sản cho người thứ ba giữ. Trường hợp tài sản thế chấp đang được gửi

tại kho hàng của người thứ ba, nếu xác lập thế chấp tài sản đó thì tài sản có thể tiếp tục gửi người thứ ba giữ.

Có thể thấy rằng, trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay thì biện pháp bảo đảm được sử dụng nhiều đó là biện pháp thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ mạnh mẽ như hiện nay thì biện pháp này đang ngày càng trở thành một biện pháp pháp lý tối ưu, phát huy được những ưu điểm của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại đối với các bên tham gia ký kết. Qua phân tích về biện pháp bảo đảm trên đã giúp cho chúng ta thấy một cái nhìn cụ thể và thấu đáo hơn về biện pháp bảo đảm này trong quan hệ dân sự; giúp cho các cá nhân, cũng như pháp nhân tránh được những rủi ro khi xác lập các giao dịch dân sự.

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)