Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng:

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật công chứng năm 2014, số lượng công chứng viên tăng lên nhưng chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Thực tế có những thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư... Từ khi được bổ nhiệm đến khi chuyển sang xin bổ nhiệm công chứng viên chỉ thực hiện các vụ án hình sự, trong khi cơng chứng viên là chứng nhận các hợp đồng giao dịch đa số thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại. Do đó, cần xem xét quy định bắt buộc các đối tượng phải qua đào tạo nghề công chứng mới được công nhận là công chứng viên.

Báo cáo của Bộ Tư pháp nêu lên các sai phạm trong hoạt động cơng chứng thì có đến 80% vi phạm tập trung ở nhóm đối tượng được miễn đào tạo tập sự nghề công chứng. Vậy vấn đề đặt ra ở đây, nếu như vậy thì việc khắc phục trường hợp 80% sai phạm này thì phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng họ, nhưng ở đây chúng ta lại hoặc thu hẹp phạm vi miễn đào tạo bồi dưỡng lại, vẫn giữ nguyên như thế dẫn đến mâu thuẫn với thực tế của các sai phạm mà chúng ta được đánh giá. Đề nghị xem xét sửa Điều 10 Luật Công chứng 2014 theo hướng thu hẹp đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, họ được miễn đào nghề nhưng họ phải tập sự. Bởi vì tập sự là mới vào nghề thì phải tập sự, cho nên không miễn tập sự nghề cho những đối tượng mà được miễn đào tạo.

- Phải quan tâm vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cơng chứng viên. Ví dụ, quy định bắt buộc hằng năm công chứng

viên phải tham gia đủ bao nhiêu thời gian, số tiết bồi dưỡng thì mới tiếp tục được hành nghề cơng chứng. Có chế tài xử phạt nghiêm khắc nếu cơng chứng viên vi phạm.

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)