Quy định về năng lực, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên:

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

chứng viên:

Đặc trưng nổi bật và khác biệt nhất của công chứng viên so với những người hành nghề khác là mặc dù với tư cách cá nhân (là một công dân hoặc một viên chức) nhưng được Nhà nước tin tưởng, bổ nhiệm để trao cho một phần quyền lực công của Nhà nước (thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm) nhằm thực hiện chức năng chính là chứng nhận tính xác thực, tính chính xác, tính hợp pháp và tính phù hợp với đạo đức xã hội của các hợp đồng, văn bản giao dịch dân sự hoặc các giấy tờ dân sự khác. Qua đó, chính cơng chứng viên sẽ làm cho các văn bản, giấy tờ này trở thành có hiệu lực pháp luật như các văn bản của Nhà nước ban hành ra, được nhân dân và Nhà nước thừa nhận. Đồng thời, với chức năng nói trên của mình, hành vi của cơng chứng viên cịn được tồn bộ xã hội nhìn nhận như một chuẩn mực về sự đúng đắn, đặt vào đó một sự tin cậy rất cao nếu như không muốn khẳng định gần như là tuyệt đối. Chính vì những lý do nêu trên mà vấn đề năng lực và đạo đức của công chứng viên luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu trong tất cả các quy định về công chứng viên nói riêng và các quy định về cơng chứng nói chung để đáp ứng được những kỳ vọng lớn lao đó của người dân và của xã hội. Với các nước có nền pháp luật lâu đời và phát triển thì đội ngũ cơng chứng viên của họ đã gần như khẳng định được vị thế chắc chắn, uy tín rất cao trong giới những người hành nghề pháp luật và trong lòng xã hội. Còn đối với nước ta, một đất nước vẫn còn nghèo, lịch sử pháp luật chưa dài, ý thức pháp luật của người dân

chưa cao, trình độ và kinh nghiệm của những nhà xây dựng pháp luật dù sao vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót, nên việc xây dựng và thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về cơng chứng nói riêng vẫn cịn rất nhiều tồn tại, bất cập.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển, lĩnh vực cơng chứng đã chính thức được xã hội hóa, thì cùng với sự phát triển về số lượng, những yêu cầu về chất lượng, mà trong đó yếu tố năng lực và yếu tố đạo đức của các công chứng viên buộc phải đặt ra một cách cấp bách và phải thực thi một cách triệt để.

Theo lý luận, năng lực chuyên môn và đạo đức là hai phạm trù khác nhau, nhưng trên thực tế, năng lực và đạo đức của một cơng chứng viên tuy có sự độc lập song lại cùng phải phục vụ một mục đích cơ bản là đảm bảo cho chất lượng của hành vi và văn bản cơng chứng. Suy rộng ra, nó sẽ quyết định chất lượng cả một chế định cơng chứng, quyết định uy tín cho cả đội ngũ cơng chứng viên của một quốc gia. Với sự chỉ đạo của Đảng, sự cố gắng chung của Nhà nước và tồn xã hội, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về cơng chứng. Theo đó, văn bản có hiệu lực cao nhất hiện nay là Luật Công chứng năm 2014. Luật này đã quy định khá đầy đủ về mặt hình thức đối với điều kiện, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng cơng chứng viên. Ngồi ra, cịn có nhiều văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện khác mà đặc biệt là Thông tư số 11/2012/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 30/10/2012 chỉ để quy định riêng về “Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng”. Thông tư này bao gồm nhiều nội dung quy định về đạo đức hành nghề của công chứng viên. Tuy nhiên, từ quy định cho đến kết quả thực thi là một khoảng cách còn khá lớn. Biểu hiện trên thực tế là, cho đến hiện tại, những sai phạm xuất phát từ cả năng lực của công chứng viên lẫn sai phạm về đạo đức hành nghề của cơng chứng viên vẫn cịn rất nhiều và có biểu hiện ngày càng tinh vi hơn, thậm chí nhiều trường hợp cịn lẫn lộn rất khó phân biệt đó là sai phạm về năng lực hay về đạo đức hành nghề cơng chứng, khó phân biệt đó là sai phạm

do vơ ý hay cố ý của công chứng viên. Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù chỉ do một cá nhân (công chứng viên) tiếp nhận, tự quyết định xử lý và thực hiện việc công chứng từ đầu đến cuối, đồng thời phải tự “chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng” (1) (khoản 4, Điều 4 Luật Công chứng năm 2014). Hoạt động công chứng là hoạt động đặc thù, địi hỏi cơng chứng viên phải có kiến thức pháp luật chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực và thường xuyên cập nhật thay đổi bổ sung các quy định pháp luật để đáp ứng yêu cầu của cơng việc. Ngồi ra cịn địi hỏi cơng chứng viên phải có sức khỏe làm việc trong mơi trường chịu nhiều áp lực, có tinh thần thật minh mẫn, sáng suốt để chứng nhận hợp đồng giao dịch của các tổ chức, cá nhân. Với sức ép trong hoạt động hành nghề hiện nay, những quy định về tiêu chuẩn công chứng viên trong Luật công chứng năm 2014 chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn. Do vậy, để củng cố thêm năng lực của công chứng viên (trong trường hợp này tạm coi năng lực chỉ bao gồm: Năng lực kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp) thì có lẽ Luật nên quy định chi tiết hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa để nâng cao thêm chất lượng, năng lực cơng chứng viên. Ví dụ chúng ta có thể đưa ra những quy định cụ thể hơn như: chưa từng bị kết án tù giam vì lỗi cố ý trong lĩnh vực cơng chứng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ ba trong lĩnh vực cơng chứng vì lỗi cố ý mà vẫn cố tình vi phạm, hoặc chưa từng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, hoặc những người khơng có hành vi gây ra những dư luận xấu có tác động tiêu cực đến xã hội,…

- Quy định về đạo đức hành nghề của công chứng viên:

Từ khi xã hội hoá đến nay, nhất là trong giai đoạn đầu do chưa có quy hoạch tổng thể của Chính phủ, số lượng các văn phịng cơng chứng tăng mạnh và phân bổ không đều. Số lượng công chứng viên cũng tăng lên rất nhanh và được bổ nhiệm khá dễ dàng, lại được tự do cạnh tranh theo xu hướng thị trường nên các văn phòng

công chứng đã không ngừng đẩy mạnh cạnh tranh, thu hút lợi nhuận, dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh giữa một số tổ chức hành nghề cơng chứng. Từ đó xuất hiện nhiều vụ việc công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch (nhiều nhất lại là liên quan đến bất động sản, những tài sản có giá trị lớn) có dấu hiệu vi phạm pháp luật một cách cố ý, nghiêm trọng như: công chứng “treo”, công chứng “khống”, ủy quyền bán một tài sản cho nhiều người, công chứng hợp đồng giao dịch khi chưa có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, coi nhẹ các quy định của pháp luật, coi nhẹ việc tuân theo đạo đức xã hội, thiếu cẩn trọng trong thẩm định hồ sơ, thu thù lao công chứng chưa thống nhất, thu không theo quy định hoặc có sự khuất tất trong thu thù lao, phí cơng chứng…

Tất cả những hành vi trên của công chứng viên và của các tổ chức hành nghề công chứng xuất phát từ nhiều ngun nhân. Có thể do trình độ, năng lực của cơng chứng viên đó yếu, kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ chưa đủ để đáp ứng. Tuy nhiên trên thực tế nhiều sai phạm khơng hồn tồn xuất phát từ ngun nhân vừa nêu. Rất nhiều những sai phạm trong số đó sau khi được các cơ quan điều tra hay các đồn thanh tra, kiểm tra vào cuộc tìm hiểu, xem xét, kết luận đã rút ra được nguyên nhân sâu xa xuất phát từ chính sự sai phạm về đạo đức hành nghề của công chứng viên. Đó là một sự vi phạm hồn tồn mang tính chủ quan, nhằm mục đích trục lợi có chủ ý của công chứng viên khi thực hiện việc cơng chứng.

Trước tình hình đó cùng với sự phản ánh của dư luận xã hội, ngày 30/12/2012 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 11/2012/TT-BTP quy định “Quy tắc đạo đức hành nghề cơng chứng”. Theo đó, Thơng tư quy định khá đầy đủ về quy tắc đạo đức hành nghề của riêng công chứng viên. Qua nghiên cứu Thơng tư nói trên có thể thấy, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của Ngành Tư pháp, với sự tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, sự đúc kết kinh nghiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật kết hợp với yếu tố thực tiễn, Bộ Tư pháp đã quy định một cách có hệ thống, có chiều sâu và khá tồn diện về tất cả những khía cạnh, các

yếu tố nhằm luật hố đạo đức hành nghề cơng chứng, trong đó chủ yếu là quy định về cơng chứng viên, nhằm hướng tới xây dựng nghề công chứng của nước ta thực sự trở thành một nghề cao quý.

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)