Quy định về công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm:

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

nghĩa vụ của người khác thì hợp đồng đó cần xác định là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và nghĩa vụ vay vốn của bên vay được đảm bảo thực hiện bằng tài sản.

Thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, đối tượng của nó là tồn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất.

Theo như quy định trên thì có thể hiểu là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ cho người khác cũng được coi là hợp đồng bảo lãnh. Khi phát sinh tranh chấp, bên thứ ba yêu cầu tịa tun hợp đồng vơ hiệu thế chấp gây thiệt hại cho các ngân hàng là các khoản cho vay của họ có nguy cơ bị chuyển thành khoản nợ khơng có đảm bảo.

Giữa “bảo lãnh” và “thế chấp” có những mối quan hệ, nhưng cũng có những sự khác biệt nhau, qua đó, ta mới có thể phân biệt rõ và khơng dẫn đến tình trạng hợp đồng vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác.

Hợp đồng thế chấp hay bảo lãnh được coi là một hợp đồng phụ của các hợp đồng chính về dân sự, kinh doanh, thương mại, nhưng lại có vai trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong hoạt động cấp tín dụng. Nó cũng được quy định khác biệt so với các loại hợp đồng phụ khác ở chỗ: Dù hợp đồng chính là tín dụng vô hiệu nhưng hợp đồng phụ là thế chấp vẫn có hiệu lực trong trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế cho hợp đồng chính (khoản 2, Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015).

2.1.4 Quy định về công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm: đảm:

Theo quy định của pháp luật, công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm là hai loại việc khác nhau, quan hệ pháp lý khác nhau, các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp lý đó cũng khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Cụ thể như sau:

Giao dịch bảo đảm được hiểu là loại giao dịch dân sự do các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Các giao dịch bảo đảm chỉ phát sinh khi có các quan hệ nghĩa vụ về tài sản phát sinh như: hợp đồng vay tiền, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, chuyển giao tiền, chuyển giao vật, thực hiện hoặc không thực hiện một công việc v.v... Các hợp đồng, giao dịch bảo đảm bắt buộc phải cơng chứng nếu pháp luật có quy định hoặc theo yêu cầu.

Các hợp đồng, giao dịch khác không quy định phải công chứng nhưng tổ chức và cá nhân tự nguyện yêu cầu.

- Đăng ký giao dịch bảo đảm: Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký nhập vào cơ sở dữ liệu tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên.

Theo quy định tại Nghị định hợp nhất số 8019/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp, hợp nhất các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì hợp đồng thế chấp sau khi cơng chứng phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Như vậy, giao dịch bảo đảm được hiểu là loại giao dịch dân sự do các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Các giao dịch bảo đảm chỉ phát sinh khi có các quan hệ nghĩa vụ về tài sản phát sinh như: hợp đồng vay tiền, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, chuyển giao tiền, chuyển giao vật, thực hiện hoặc không thực hiện một công việc v.v... Các hợp đồng, giao dịch bảo đảm bắt buộc phải cơng chứng nếu pháp luật có quy định hoặc theo yêu cầu.

Do đó, hợp đồng thế chấp sau khi công chứng phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)