III Theo cơ cấu
CHI NHÁNH KCN BIÊN HÒA
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liến quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các TCTD. - NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu hoạt động các NHTM theo kế hoạch đã đề ra.
- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của TCTD. Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD. Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống các Chi nhánh NHNN (đào tạo CB chuyên nghiệp về nghiệp vụ giám sát đặc biệt là cán bộ giám sát tại các Chi nhánh). Cán bộ thực hiện thanh tra, giám sát phân tích được các rủi ro, đánh giá mức độ, xác định nguyên nhân rủi ro để đưa ra những cảnh báo, kiến nghị thích hợp và kịp thời.
- Cần có một hệ thống các cơ chế chính sách quy định chặt chẽ và những tiêu chí cụ thể để đo lường từng loại rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Các chính sách cơ chế này phải phù hợp thông lệ quốc tế và được cụ thể hoá bằng từng tiêu chí cụ thể; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về phòng chống rủi ro cho phù hợp với thực tiễn.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua Vietin Bank Chi nhánh KCN Biên Hòa chiếm thị phần lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Tại Việt Nam môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan tác động đến tình hình kinh tế xã hội và chất lượng tín dụng của Vietin Bank trên địa bàn đang có những dấu hiệu giảm sút chắc chắn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của Vietin Bank Chi nhánh KCN Biên Hòa. Do đó quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Vietin Bank Chi nhánh KCN Biên Hòa hiện nay.
Hoạt động của ngân hàng thương mại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Quản lý rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng nhằm đảm bảo an toàn - hiệu quả, tạo dòng mạch lưu thông chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên của mọi quốc gia, của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Trung ương.
Để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa, mỗi ngân hàng cần phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong giám sát và quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở các chuẩn mực chung, các ngân hàng cần phải xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả, một cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng được giám sát chặt chẽ giúp cho ngân hàng có đủ khả năng chủ động đối phó với các rủi ro xảy ra.
Từ việc tiếp cận những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Vietin Bank Chi nhánh KCN Biên Hòa, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở những
quan điểm, định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng, nâng cao năng lực quản lý rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững và thực hiện tốt phương châm “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững” .
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy GS.TS. Nguyễn Văn Nam và Cô PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này./.