Phân tích và cảnh báo rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh kcn biên hòa (Trang 82 - 83)

III Theo cơ cấu

2.3.4Phân tích và cảnh báo rủi ro tín dụng

Biểu đồ số 11: Biểu đồ nợ xấu các NH trên địa bàn Đồng Na

2.3.4Phân tích và cảnh báo rủi ro tín dụng

Phân tích và thẩm định tín dụng là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Hai khâu này thực hiện tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý tốt và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tím kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, theo đó ngân hàng chỉ cho vay khi đánh giá được khách hàng có khả năng trả nợ. Để đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, công tác phân tích tín dụng cần tập trung hai nội dung chính: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng vay vốn thường xuyên, ngân hàng có thể sử dụng kỹ thuật xếp hạng tín dụng để đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng.

Từ thực tế tại Chi nhánh cho thấy việc đưa ra phương pháp quản lý cảnh báo các dấu hiệu dẫn đến nợ có vấn đề là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp khó khăn vì những lý do:

- Cán bộ ngân hàng còn hạn chế về mặt chuyên môn nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.

- Ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của khách hàng quá cao. - Chưa đưa ra được giải pháp ứng phó.

- Chưa có kế hoạch cụ thể và chi tiết để gặp gỡ khách hàng và đưa ra quyết sách kịp thời nhằm giảm tối đa khó khăn, tổn thất.

Cho đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh KCN Biên Hòa vẫn chưa xây dựng được các tiêu chí, các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Do vậy việc nhận thức những biểu hiện rủi ro chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của cán bộ tín dụng vốn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Thực trạng này dẫn đến trong nhiều trường hợp khi ngân hàng nhận thấy những rủi ro thì đã quá muộn để có thể xử lý hiệu quả. Có thể nói đây là một trong những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng hiện nay.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh kcn biên hòa (Trang 82 - 83)