- Môi trường pháp lý:
KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA
2.1 NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆPBIÊN HÒA BIÊN HÒA
2.1.1 Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh KCN Biên Hòatrong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế, là một ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế, Ngân hàng Công thương đến nay đã phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động để tiếp tục giữ vững vị trí trong bốn Ngân hàng TMCP hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 01/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ NHNN theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau 3 lần đổi tên và thành lập lại, ngày 21/9/1996 Ngân hàng Công thương đã có tên gọi chính thức như hiện nay theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. vietinbank chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP từ ngày 03/7/2009.
Trải qua những giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Đến nay tổng tài sản đã tăng hơn 250 lần so với ngày đầu thành lập; nguồn vốn huy động bình quân 25% mỗi năm; các chỉ tiêu hệ số sinh lời, chỉ số an toàn vốn đều ở mức cao so với toàn ngành. Về quan hệ quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có quan hệ đại lý với hơn 850 ngân hàng tại hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, có thể gửi điện Swift gắn mã khóa thẳng trực tiếp tới hơn 19.000 Chi nhánh và Văn phòng của các ngân hàng trên toàn cầu.
Tháng 4 năm 2008, thương hiệu mới VietinBank đã được đưa vào sử dụng và Sở Giao dịch (SGD)VietinBank chính thức được thành lập. Logo VietinBank đã xuất hiện ấn tượng trên toàn quốc tại tất cả các trụ sở Chi nhánh, điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP công thương. Câu slogan mới “Nâng giá trị cuộc sống” cũng được sử dụng cho slogan cũ là “Tin cậy - hiệu quả - hiện đại”.
Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã khẳng định được vị trí là một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu. Xét về doanh số mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước VietinBank luôn giữ vững thị phần 10 - 12% so với cả nước. Năm 2010 tổng tài sản tăng 50,5%, tổng dư nợ tín dụng tăng 43,5% và lợi nhuận trước thuế tăng 33,4% so với năm trước; nộp thuế 1400 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1800 tỷ đồng, chi trả cổ tức 17% và nợ xấu cuối năm ở mức 0,66% và đứng thứ 2 về mạng lưới ngân hàng tại Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2007 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn phát triển kinh doanh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận. Năm 2011 triển khai hệ thống ERP Module Quản lý nhân sự - Tiền lương thuộc dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 triển khai phần mềm People Soft trên quy mô toàn hệ thống. Thực tại Ngân hàng Công thương với số lượng nhân viên trên 16.000 người, 157 chi nhánh, với định hướng phát triển trở thành tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, trở thành NHTM lớn tại khu vực Châu Á.
Ngân hàng Công thương Khu công nghiệp Biên Hòa, nay là Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh KCN Biên Hòa, tiền thân là Ngân hàng Nhà nước Khu Công nghiệp Biên Hòa trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Đồng Nai được thành lập vào đầu năm 1984 theo Quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính thức khai trương đi vào hoạt động kể từ ngày 01/8/1984.
Từ ngày 01/7//1988 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu Công nghiệp Biên Hòa, là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Công thương Đồng Nai theo Quyết định số 33/NHCT-QĐ ngày 23/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, với tổng số lao động thời kỳ này là 61 người;
tổng nguồn vốn 5.183 tỷ đồng; tổng dư nợ 4.282 tỷ đồng. Năm 1994 có 64 lao động. Mô hình tổ chức Chi nhánh từ 1988 -1994 gồm có 01 hội sở cấp II với 04 phòng nghiệp vụ, 02 phòng giao dịch.
Từ 01/5/1995 Chi nhánh chuyển lên chi nhánh cấp I, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 108/NHCT-QĐ ngày 20/4/1995 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Năm 2002 Chi nhánh có hội sở chính là chi nhánh cấp I với 07 phòng nghiệp vụ, 02 phòng giao dịch và 01 chi nhánh cấp II, số lao động là 116. Năm 2003 là 121 lao động. Đến nay năm 2010, tổng số lao động của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Khu Công nghiệp Biên Hòa là 114 người. Mô hình tổ chức gồm: 08 phòng ban tổ nghiệp vụ, 05 Phòng Giao dịch.