Chính sách, quy chế, quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh kcn biên hòa (Trang 76 - 82)

III Theo cơ cấu

Biểu đồ số 11: Biểu đồ nợ xấu các NH trên địa bàn Đồng Na

2.3.3 Chính sách, quy chế, quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng rõ ràng, khá đồng bộ, bao gồm: Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách

tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển VietinBank đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng năm, khung chính sách được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định đảm bảo tiền vay, quy định miễn, giảm lãi… các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như sổ tay tín dụng, phân tích bảo đảm nợ vay, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS.

Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện.

Chính sách tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/dự án của khách hàng, biện pháp đảm bảo tiền vay… có chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của VietinBank.

Chính sách tín dụng đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả và bền vững. Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; Ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng. Cụ thể tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án/dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

* Về quy chế, quy định riêng của Ngân hàng TMCP công thương:

Trong quá trình thực hiện thẩm định cho vay, các quy định của Ngân hàng TMCP Công thương quá chú trọng vào việc tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng không đánh giá được chính xác tư cách tín dụng của khách hàng. Cụ thể việc doanh nghiệp bị lỗ là do nhập nguyên liệu với giá cao, bán sản phẩm giá thấp cho công ty mẹ.

Quy định về điều kiện cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước cho phép các NHTM được phép cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, tuy nhiên trong thực tế Ngân hàng TMCP Công thương quy định điều kiện cho vay khá khó khăn: Hệ số tài trợ tối thiểu 30%, vốn lưu động ròng dương, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu của 2 năm liền kề, tối thiểu 10% và không có lỗ lũy kế, báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập, gây khó khăn cho Chi nhánh khi tài trợ vốn đối với các doanh nghiệp còn lỗ lũy kế nhưng đang phát huy hiệu quả và bắt đầu giảm lỗ.

Về đảm bảo nợ vay: Chính sách tín dụng của VietinBank còn đặt nặng vấn đề về thế chấp, đi theo nó là nhiều quy trình rườm rà, trùng lắp. Định kỳ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao chỉ tiêu dư nợ và các chỉ tiêu liên quan đến dư nợ có đảm bảo bằng tài sản và coi đây như là yếu tố thi đua của từng Chi nhánh. Việc quá chú trọng chỉ tiêu này dẫn đến sự đối phó trong thực hiện. Có những doanh nghiệp thế chấp hàng hóa tồn kho tại nhiều địa điểm kho hàng khác nhau mà ngân hàng không thể kiểm soát chặt chẽ, hay đánh giá tăng giá trị tài sản để có thể đủ đảm bảo cho khoản vay, nhận cả những tài sản có tính thanh khoản yếu như giá trị máy móc thiết bị.

Về xử ký nợ, các văn bản hướng dẫn liên quan còn chưa cụ thể, chồng chéo do đó ngân hàng chưa tự chủ động xử lý được tài sản đảm bảo. Một số trường hợp cơ quan chủ quản chưa quan tâm đến nợ ngân hàng khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Xử lý tài sản cũng là một trở ngại đối với ngân hàng khi họ chưa được tự phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều

khi chưa hỗ trợ hiệu quả. Hay khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất thường bị chính quyền địa phương thu vào ngân sách nhà nước, không dùng để trả ngân hàng.

Ngoài ra quy định về cơ chế mua bán nợ cũng còn nhiều bất cập như chưa phân quyền rõ ràng trách nhiệm, mục tiêu của các đơn vị có chức năng mua bán.

* Chính sách tín dụng, quy trình cho vay chưa hoàn thiện:

Việc còn nhiều quy trình cho vay và các bước thực hiện quy trình cho vay quá nhiều và cứng nhắc là một nguyên nhân làm cho hiệu quả cho vay của Chi nhánh chưa cao so với một số ngân hàng trên địa bàn.

Hiện Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh KCN Biên Hòa đang thực hiện quy trình cho vay theo quy trình chung tại Sổ tay tín dụng ban hành theo quyết định số 163/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 29/8/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam. Theo đó việc tiếp nhận hồ sơ vay đến khi hoàn tất khoản vay được thực hiện qua 14 bước theo thứ tự:

1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về việc lập hồ sơ vay vốn. 2. Thẩm định các điều kiện vay vốn.

3. Xác định phương thức cho vay.

4. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay. 5. Lập tờ trình thẩm định cho vay.

6. Thẩm định rủi ro khoản vay. 7. Trình duyệt cho vay.

8. Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. 9. Giải ngân.

10. Kiểm tra, giám sát khoản vay.

11. Thu nợ gốc, lãi và xử lý những phát sinh.

12. Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. 13. Giải chấp hồ sơ tài sản đảm bảo.

14. Lưu giữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo tiền vay.

vay hạn mức tín dụng, quy trình nhận tài sản đảm bảo là hàng hóa, quy trình kiểm tra sau… Việc chi tiết các quy trình là sự cố gắng rất lớn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong việc hoàn thiện các thủ tục vay vốn, từ đó có thể quản lý, giám sát rủi ro khoản vay trong điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, một số quy trình chồng chéo và còn chưa phù hợp với với thực tế phát sinh.

Tại Chi nhánh, việc thực hiện quy trình tương đối đầy đủ, thiết thực. Tuy nhiên một số bước trong quy trình còn chưa được thực hiện cặn kẽ cụ thể như việc thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay. Theo quy định việc kiểm tra phải được thực hiện định kỳ hay đột xuất và được lập thành biên bản cụ thể, chi tiết. Thực tế qua nhiều đợt thanh kiểm tra, việc thực hiện kiểm tra sau được thực hiện không đầy đủ, biên bản làm việc còn chung chung không thể hiện rõ việc sử dụng vốn của khách hàng như thế nào. Điều này về lâu dài sẽ gây một tiền lệ không tốt và việc giám sát khoản vay chưa chặt chẽ, có thể làm phát sinh rủi ro.

Chi nhánh chưa xây dựng một chính sách tín dụng hữu hiệu nhằm có thể tiếp cận các dự án, những khoản vay mang tính “đột phá” nhằm thay đổi kinh tế khu vực và tạo vị thế cho bản thân ngân hàng như cho vay các khu dân cư hiện đại, các nhà máy nhiệt điện trong khi tình hình đầu tư vào Đồng Nai ngày càng phát triển, các NHTM ngày càng nhiều.

Chính sách thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng: Giúp Chi nhánh có điều kiện nắm bắt được các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và giám sát, tránh được rủi ro về đạo đức, kế hoạch hóa được nguồn cũng như các chi phí giám sát khách hàng. Sự am hiểu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, khối lượng tín dụng để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng; Thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng ngân hàng có thể huy động được một khối lượng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng và Ngân hàng sẽ có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là rủi ro về đạo đức, có cơ hội để nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện và mở rộng thêm hình thức phục vụ, đổi mới tác phong

kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng nhằm tạo dựng được hình ảnh, biểu tượng tốt của ngân hàng và đối sách thích hợp để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh.

Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro: Ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay vào nhiều đối tượng, nhiều khách hàng khác nhau với nhiều lĩnh vực khác nhau. Biện pháp phân tán rủi ro là tránh tập trung quá lớn vào một lĩnh vực đầu tư, vào một mặt hàng không có sức mạnh cạnh tranh.

Nhận thấy quản lý rủi ro tín dụng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, năm 2004 Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trước khi cho vay. Trong quá trình thực hiện thấy còn nhiều bất cập với thực tế, ngày 30/10/2006 Quyết định số 1880/QĐ-NHCT35 về việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt nam được ban hành thay thế quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng trong sổ tay tín dụng.

Với mục đích ngày càng củng cố và hoàn thiện quy trình hơn nữa, ngày 30/12/2008 Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành Quyết định số 2960/QĐ-NHCT35 về việc ban hành quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam; Mã số T.35.02, thay thế Quyết định số 1880/QĐ-NHCT35.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hiện nay việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại Chi nhánh KCN Biên Hòa được thực hiện theo quyết định số 2960/QĐ- NHCT35 mã số QT.35.02 của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh KCN Biên Hòa thực hiện đánh giá nợ, phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi quyết định

493/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương. Qua đó việc phân loại nợ được thực hiện hàng tháng, quý.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh kcn biên hòa (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w