- Các đối thủ cạnh tranh:
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng
- Hạn chế về trình độ quản lý, không nắm bắt được những thông tin cần thiết về biến động kinh tế, chính trị, xã hội, thị trường… dẫn đến việc hoạch định chính sách tín dụng chưa phù hợp, không sát với thực tế, không đảm bảo 3 mục tiêu: lợi nhuận - an toàn - lành mạnh.
- Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém: Sự yếu kém trong năng lực thi hành nhiệm vụ, được giao nhiệm vụ không cân xứng với năng lực cá nhân.
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù hợp, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá chú trọng về lợi tức, chất lượng cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được điều kiện thực tế.
tài chính của khách hàng mà chỉ dựa vào thông tin trên sổ sách giấy tờ là chính hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
- Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ.
- Công tác kiểm tra sau khi cho vay và đôn đốc, xử lý thu hồi nợ chưa được quan tâm đúng mức.
- Quá quan tâm tin tưởng vào tài sản đảm bảo tiền vay mà coi nhẹ việc phòng ngừa rủi ro. Khi cho vay ngân hàng thường chú trọng đến tài sản thế chấp có đảm bảo và đủ tỷ lệ cho vay hay không, chưa xem xét kỹ đến khả năng kinh doanh của khách hàng, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ.
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp: thiếu phẩm chất đạo đức, tham ô, lợi dụng, tiêu cực: Nhân viên ngân hàng cố tình làm sai quy định vì lợi ích cá nhân, cố tình kết hợp với nhau để làm hồ sơ khống, vay giả tạo với nhiều mục đích khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng thương mại đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
Thông tin không cân xứng: Sự không đầy đủ và thiếu chính xác của các thông tin mà ngân hàng có được (về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng...) dẫn đến những đánh giá sai lệch về hiệu quả, thời hạn cho vay và trả nợ của dự án xin vay.
- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá tình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi
ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
- Việc tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.
- Việc chạy theo chỉ tiêu doanh số mà coi nhẹ chất lượng khoản vay. - Muốn có tỷ trọng, thị phần cho vay cao hơn các ngân hàng khác.
- Sự thiếu vắng một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng.
- Sự hợp tác giữa các NHTM còn lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả: Sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa khả năng trả nợ của một khách hàng thì rủi ro chia điều tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.