Nhóm yếu tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh kcn biên hòa (Trang 49 - 51)

- Các ngân hàng thương mại tham gia xây dựng và duy trì một chính sách tín dụng với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh

1.3.6.1 Nhóm yếu tố thuộc về ngân hàng

1.3.6.1.1Nhận thức về sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng

Mọi cá nhân từ cán bộ nghiệp vụ đến các cấp lãnh đạo đều phải quán triệt quan điểm: Rủi ro là yếu tố thường trực, tiềm ẩn, không thể loại bỏ hoàn toàn trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các ngân hàng cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích tương xứng với mức rủi ro chấp nhận được. Do đó, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của ngân hàng và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.

1.3.6.1.2Trình độ đội ngũ của cán bộ

Đội ngũ cán bộ chính là điểm mấu chốt của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Một đội ngũ cán bộ tốt sẽ làm cho các

biện pháp quản lý rủi ro phát huy được sức mạnh, đẩy lùi được điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho ngân hàng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Ngược lại, nguồn nhân lực với kinh nghiệm non kém khiến các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay sai lầm, bởi vì sự an toàn của các khoản vay không chỉ phụ thuộc vào các quy định cho vay mà còn phụ thuộc vào bản thân hoạt động của khách hàng. Việc đánh giá khách hàng không chỉ đơn thuần dựa trên con số báo cáo mà còn dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn, phân tích và phán đoán về khả năng, cơ hội thành công của khách hàng. Việc đánh giá sai về tính hiệu quả, khả thi trong hoạt động đầu tư của khách hàng là một nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng.

1.3.6.1.3Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng

Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng bao gồm thông tin lịch sử, hiện tại và xu hướng phát triển của khách hàng (gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính), thông tin thị trường, sản phẩm môi trường đầu tư, môi trường luật pháp, chính sách của Nhà nước, các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho việc phân loại khách hàng vay… Nếu chúng ta có hệ thống quản lý rủi ro hiện đại mà thiếu các thông tin thì rất khó khăn để tạo ra sản phẩm tín dụng hoàn hảo, đảm bảo an toàn - chất lượng - hiệu quả.

Bên cạnh nguồn thông tin đầu vào thì nguồn thông tin đầu ra của hoạt động tín dụng cũng rất quan trọng. Đó là hệ thống các báo cáo tín dụng phục vụ cho mục đích quản trị rủi ro của các cấp lãnh đạo như: báo cáo dư nợ của 10 khách hàng lớn nhất, báo cáo chất lượng tín dụng, báo cáo tình hình tài sản đảm bảo, báo cáo cho vay theo ngành nghề, khu vực địa lý… Trên cơ sở phân tích những báo cáo này mà các cấp lãnh đạo sẽ kịp thời đưa ra những điều chỉnh nhằm cải thiện chất lượng của hoạt động tín dụng.

1.3.6.1.4Công nghệ

Công nghệ là bộ phận góp phần không nhỏ vào hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Đối với một ngân hàng thương mại ngày càng có quy mô lớn cả về tổng tài sản, về khối lượng giao dịch phát sinh, về địa giới hoạt động… và ngày càng tiến nhanh đến hội nhập quốc tế và khu vực thì công nghệ ngày càng có vai trò

quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Công nghệ ngân hàng hiện đại cung cấp cho người làm công tác quản lý rủi ro những công cụ hữu hiệu từ việc phát hiện sớm các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến việc cập nhật từng giờ những thông tin cần thiết. Một hệ thống công nghệ hiện đại đảm bảo thu nhập, phân tích các báo cáo cho phép sử dụng với nhiều mục đích khác nhau là một yêu cầu thiết yếu, từ đó làm tăng khả năng triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.

1.3.6.1.5 Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động tín dụng

Mô hình tín dụng chuẩn phải có sự tách biệt giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro, chức năng tác nghiệp. Tuy nhiên đây không phải là sự tách rời độc lập mà phải có sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả, trao đổi thông tin thường xuyên lẫn nhau giữa cả ba bộ phận trong toàn bộ quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh kcn biên hòa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w