.1 Hoa văn trên áo đầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm tại công ty Poong in (Trang 39 - 53)

STT HOA VĂN HÌNH ẢNH

1

Hoạ tiết chấm bi xuất hiện từ khá lâu và cho đến

ngày nay vẫn cịn làm mưa làm gió trong ngành thời trang. Chấm bi có sức quyến rũ đặc biệt với các nàng bở vẻ đẹp cỗ điển pha lẫn nét hiện đại trẻ trung.

2

Hoa văn hình học: Với những họa tiết đường nét

hình học giản đơn như sọc ngang, sọc dọc, ô vuông... cùng với ứng dụng những màu sắc khác nhau đã đem lại những hiệu ứng tốt khi lên set đồ, mạng lại một vẻ đẹp năng động và tươi trẻ.

3

Thổ cẩm: Thổ cẩm không thuộc về riêng dân tộc

nào. Đó là văn phản ánh ý niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, tinh thần và những nét văn hoá, lịch sử của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thời hiện đại, thổ cẩm đã đi vào thời trang ứng dụng nhiều chục năm qua. Ngoài việc vẫn được những nét đặc trưng, thổ cẩm đã trở nên gần gũi, đa dạng hơn và cũng trở nên phổ biến hơn

4

Họa tiết đi săn mang tính hoang dã, tốt lên sự mạnh mẽ, cá tính cho người mặc. Nổi bật chính là sự kết hợp của các họa tiết da động vật như da rắn, lông thú đến thứ hoa cỏ già cỗi với tông màu vàng đặc trưng, mang chút hơi hướng vintage. Bảng màu của thời trang họa tiết này cũng rất phong phú, từ đen đến vàng chín như màu vàng Carmel, vàng cúc vạn thọ, màu berry đậm... được thể hiện trên những chất liệu vải dệt kim, da, len, lông...

5

Họa tiết “đảo hoang” (hay họa tiết Wild Island)

được lấy ý tưởng từ những câu chuyện vô cùng phong phú của những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Khi đưa vào các thiết kế thời trang, những chú chim thiên đường, vẹt, cây trái cho đến những bông hoa đủ sắc màu, đã tạo nên một bảng màu vui vẻ, tác động mạnh mẽ đến thị giác người xem và truyền cảm hứng cho người mặc.

6

Hoa văn tie dye gồm

các các mảng màu, sặc sỡ và loang lỗ không theo quy tắc nào.

1.2.4 Xử lý chất liệu.

Xử lý bề mặt chất liệu vải – Textile Design: Bao gồm những kỹ thuật thủ công từ đơn giản đến tinh tế, phức tạp. Địi hỏi cần có những kiến thức về cấu trúc, thành phần, chất liệu sợi vải để có thể phối hợp và xử lý được chất liệu.

Các kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:

Batik Dyeing – Kỹ thuật nhuộm Batik: Dùng sáp ong nóng chảy để vẽ hoa văn, họa tiết trên vải.

Shibori Dyeing – Kỹ thuật nhuộm Shibori: Kỹ thuật nhuộm Nhật Bản, dùng lực của đôi tay để kéo rút, buộc thắt vải, tạo hoa văn, họa tiết loang màu tự nhiên.

Marble Dyeing: Kỹ thuật nhuộm vải và loang màu trên mặt nước

Tambour Embroidery: Kỹ thuật thêu & đính cườm Tambour từ Ấn Độ.

Ribbons Embroidery: Kỹ thuật thêu họa tiết bằng sợi ruy-băng.

3D shapes: Kỹ thuật tạo khối 3D trên bề mặt vải.

3D Lace Design: Kỹ thuật thiết kế bề mặt ren theo hoa văn sáng tạo.

Smocking: Kỹ thuật đi kim, rút chỉ, luồn dây và chần bông để tạo độ lồi lõm, volume 3D nổi khối theo motif trên bề mặt vải.

1.2.5 Chất liệu sử dụng may áo đầm ngày nay.

Áo đầm là một trong những loại trang phục phổ biến được rất nhiều phụ nữ sử dụng trong thời đại ngày nay.

Ngày nay có rất nhiều chất liệu vải thích hợp để may áo đầm đang được ưa chuộng trên thị trường. Có thể kể đến các chất liệu như: vải cotton, vải kaki, vải kate, vải Jean, vải ren, vải nỉ, vải len, vải thô, vải voan, vải lanh, vải đũi, vải lụa, …Ngày nay áo đầm được lựa chọn mặc khi đi chơi, làm việc, đi dự tiệc, và cả khi ở nhà, … ngay cả khi đi ngủ. Mỗi hồn cảnh, mục đích sử dụng sẽ có sự lựa chọn về kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau để chiếc đầm có thể sử dụng đúng mục đích và phù hợp.

Chất liệu vải như thế nào rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng và quyết định đến phom dáng áo đầm khi thiết kế. Trên thị trường vải hiện nay rất đa dạng với rất nhiều loại vải khác nhau. Mỗi loại vải đều có những điểm mạnh cũng như các mặt hạn chế riêng. Không những thế giá thành giữa các loại vải cũng khác nhau. Một chiếc đầm được đánh giá đạt tiêu chuẩn- chất lượng khơng những về hình thức mà nó cịn phải có độ bền tốt, đảm bảo sau thời gian sử dụng thì chiếc đầm khơng bị co giãn, phai màu quá nhiều. Nếu dùng chất liệu không tốt / không phù hợp thù chiếc đầm sẽ nhanh chóng bị bai giãn, phai màu / mất form chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.

Với sự đa dạng về mẫu mã, kiều dáng, chất liệu vải cũng ngày một phong phú. Áo đầm ngày nay đã được biến tấu thành muôn vàn kiểu mẫu khác nhau vô cùng mới lạ. Chỉ cần thay đổi chất liệu, thay đổi kiểu dáng cho khác đi, xử lý khéo léo về phần chất liệu, phối hợp - bố cục các loại chất liệu khác nhau, sắp xếp hoa văn, v.v … là đã có thể tạo ra được thêm một kiểu mẫu áo đầm mới- lạ- độc nhất.

Một số chất liệu thường được ưa chuộng sử dụng hiện nay như:

1.2.5.1 Vải Cotton:

Cotton là chất liệu được nhiều người ưa chuộng nhất vì phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng, đồng thời thích nghi tốt trong tất cả các loại mơi trường thời tiết. Vào mùa hè, vải Cotton ln là lựa chọn hàng đầu bởi vì chúng có độ thống khí rất cao. Đồng thời, khi

lên phom váy đầm từ vải cotton phom dáng cũng khá chuẩn và sử dụng được nhiều trong nhiều hồn cảnh khác nhau.

Hình- 1.16- Đầm với chất liệu vải Cotton.

1.2.5.2 Vải Lụa:

Từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.

Vải lụa được lựa chọn sử dụng nhiều bởi đặc tính bóng và mềm mại của vải, cũng nhờ đặc tính đó mà chiếc đầm trở nên hồn hảo hơn bao giờ hết. Khơng những thế vải lụa còn mang đến sự sang trọng và quý phái cho người mặc.

Vải lụa rất thống mát, khơng gây hại đến da. Sử dụng vào mùa hè cũng rất hợp lý bởi chúng có khả năng thấm hút mồ hơi cao và đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao vải khơng bị biến dạng. Váy đầm lụa cịn có độ bóng nhẹ nên khi sử dụng vào những tiệc đêm sẽ giúp người mặc được nổi bật hơn. Trên thị trường vải có các loại vải lụa như: lụa tơ tằm, lụa Satin, lụa Cotton, lụa Twill, v.v …

1.2.5.3 Vải ren:

Vải ren được ví là hơi thở của chị em phụ nữ bởi cách dệt độc đáo cùng các chi tiết hoa văn trên bề mặt. Vải ren rất tôn da nếu người mặc khéo léo lựa chọn và biết cách tận dụng ưu điểm của vải.

Ưu điểm Nhược điểm

 Người mặc dường như sẽ khơng cảm thấy nóng nực bởi vì vải ren có nhiều lỗ hở thống khí.  Trước đây sản phẩm từ vải ren hướng theo phong

cách cổ điển, tuy nhiên nhờ vào sự phong phú và kiểu dáng thiết kế mà vải ren được ứng dụng may váy đầm với nhiều phong cách khác nhau.

 Rất dễ bị các vật nhọn làm hỏng vì sự liên kết giữa các sợi vải có nhiều khoảng trống nhỏ. Chỉ cần một chạm xước nhẹ sợi vải cũng sẽ bị bung ra, giảm mất đi độ thẩm mỹ cho váy đầm.

1.2.5.4 Vải Tafta:

Loại vải được dệt theo cơng nghệ dẹt xoắn, có nguồn gốc từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: lụa, sợi bông, và một số nguyên liệu tổng hợp khác.

Bề mặt vải Tafta có ánh kim và bắt ánh sáng tốt nên được rất nhiều chị em tin dùng may váy đầm hiện nay.

Hình. 1.19- Áo đầm từ chất liệu vải Tafta.

Ưu điểm Nhược điểm

 Vải Tafta có độ cứng và độ phồng nên giúp váy đầm luôn giữ được phom dáng chuẩn nhất.  Vải có hơi nhăn nhưng độ nhăn của vải là

không đáng kể.

 Giúp người mặc váy đầm từ vải Tafta nổi bật hơn giữa đám đơng do bề mặt vải có khả năng bắt ánh sáng tốt.

 Màu sắc cũng rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng.

 Khơng thích hợp sử dụng vào ngày có nhiệt độ cao.

 Vải bí mồ hơi và ít thống khí hơn vì vải Tafta dày hơn các loại vải khác.  Vải Tafta khi giặt cũng lâu khô hơn

nên cần chọn nơi mát mẻ, có gió nhằm giúp cho vải được thơng thống không bị ẩm mốc.

1.2.5.5 Vải đũi:

Vải đũi được dệt từ phần sợi thơ của tơ tằm nên vải đũi có phần nhẹ nhàng và thanh thốt giúp loại vải này có mặt trong danh sách dịng vải được lựa chọn khi may váy đầm. Mặc dù không được mềm mại như vải lụa, nhưng vải đũi vẫn có độ rũ và vay đầm vẫn có độ bồng bềnh nhẹ. Vải đũi cũng được sử dụng để may nhiều kiểu váy khác nhau phù hợp theo từng môi trường và hoạt động.

Hình. 1.20- Áo đầm được may từ vải Đũi.

Ưu điểm Nhược điểm

 Rất thống mát, thấm hút mồ hơi và cũng khơng gây hại cho làn da.

 Độ nhăn tự nhiên vốn có của vải cịn giúp cho những chiếc váy đầm tạo nên được những nét đẹo độc lạ và ít loại vải nào có được.

 Việc bảo quản vải cũng khá đơn giản, chỉ cần không cho vải tiếp xúc với nhiệt độ cao và hạn chế việc gấp váy đầm là được

 Bởi vì vải có độ nhăn tự nhiên, cho nên nếu bạn nào thích sự phẳng phiu với bề mặt nhẵn mịn thì vải đũi không phải là sự lựa chọn hoàn hảo.

1.2.5.6 Vải Chiffon:

Mỏng, nhẹ, bay bổng chính là những đặc điểm đặc trưng của vải chiffon. Cũng chính vì lý do này mà mọi người rất thích chọn vải chiffon để may váy đầm. Váy đầm chiffon giúp người mặc trở nên nhẹ nhàng, quyến rũ và nữ tính hơn rất nhiều.

Hình.1.21- Áo đầm được may từ chất vải Chiffon.

Ưu điểm Nhược điểm

 Mềm mại chính là đặc điểm đặc trưng của vải Chiffon. Người mặc sẽ có cảm giác rất thoải mái và dễ chịu cho dù váy đầm được may mỏng hay may thành nhiều lớp.

 Vải Chiffon rất thân thiện với làn da của bởi cách dệt độc đáo.

 Màu sắc của chiffon cũng rất đa dạng, dễ dàng lựa chọn hoạ tiết cũng như những gam màu phù hợp theo nhu cầu sử dụng.

 Vải chiffon rất mỏng nên khi may váy đầm cần phải có thêm vải lót bên trong hoặc phải may thành nhiều lớp vải giúp che đi những phần cơ thể gây phản cảm.

1.2.5.7 Vải nhung:

Vải nhung là chất liệu mịn và rất sang, tuy nhiên loại vải này ít khi được sử dụng vào mùa hè. Bởi vì chất liệu nhung có khả năng giữ nhiệt nhiều hơn các loại vải khác. Tuy nhiên loại vải này vẫn được ưa chuộng bởi chúng đem đến một vẻ đẹp quyến rũ và đầy bí ẩn.

Hình.1.22 - Áo đầm được may từ chất vải Nhung.

Ưu điểm Nhược điểm

 Vải nhung có độ bền rất cao nhờ vào sự liên kết bền chặt giữa các sợi vải.

 Vải nhung rất tôn da và dáng giúp các bạn nữ luôn tự tin khi chọn vải nhung may các loại váy đầm bó ơm body.

 Bên cạnh đó nếu như biết cách lựa chọn thiết kế kiểu dáng của váy đầm thì có thể sử dụng vải nhung suốt bốn mùa mà không sợ vải làm nóng cơ thể hay sợ gió lạnh vào nùa đông.

 Vải nhung nếu được dệt từ các ngun liệu thiên nhiên thì sẽ có giá thành rất cao, nên khi chọn mua vải cần phải biết chọn vải để không bị nhầm lẫn với vải nhung sợi nhân tạo.

 Váy đầm vải nhung rất dễ bị bụi bẩn bám vào nên cần phải vệ sinh thường xuyên.

1.2.5.8 Vải Organza:

Đây là loại vải đang làm mưa làm gió trên thị trường trong những năm gần đây. Vải Organza mềm và mỏng nhưng lại tạo nên sự nhẹ nhàng và tinh khiết khi may váy đầm. Các đặc tính của chất liệu khiến người mặc mê mệt khi có thể dễ dàng trở thành những cơ gái thuỳ mị, nữ tính trong chốc lát khi diện chiếc váy đầm này trên người.

Hình.1.23- Áo đầm được may từ chất vải Organza.

Ưu điểm Nhược điểm

 Vải có nhiều lỗ thống khí nên khi sử dụng tạo ra được sự thơng thống, mát mẻ.

 Vải rất nhẹ nên khơng gây khó chịu cho người mặc.

 Vải rất ít nhăn và giữ được phom dáng ban đầu sau nhiều lần sử dụng. Đây là một ưu điểm tốt đối với những chiếc váy đầm, khi phom dáng hồn tồn được bảo tồn thì dù cho có sử dụng lâu dài, chiếc váy đầm vẫn đẹp.

 Vải mỏng nên sẽ không được kín đáo.

 Và nếu như vải được dệt từ sợi tơ tằm thì giá thành sẽ rất cao.  Kết cấu các sợi vải dễ bị phá vỡ

nếu như không may bị vật nhọn đâm vào.

1.2.6 Kiểu dáng.

Áo đầm có rất nhiều kiểu dáng khác nhau, rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của người mặc.

Mỗi phần của áo đầm có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau như:

Cổ: không cổ, cổ thuyền, cổ vng, cổ trịn, cổ cao, cổ trái tim, cổ chữ v, cổ yếm, cổ trụ, cổ kiềng, ...

Thân: rã decoup hoặc không rã decoup, 1 lớp hoặc 2 lớp, …

Tay: không tay, tay ngắn, tay lỡ, tay dài, tay loe, ...

Dáng: ngắn, dài, xịe, rộng, chữ A, ơm body, ... Một số kiểu đầm đang được ưa chuộng hiện nay:

 Đầm dáng xịe: Thiết kế dáng váy xịe đơn giản, phổ thơng nhưng ln là lựa chọn ưa thích của phái đẹp. Kiểu dáng này giúp che đi những phần khuyết điểm trên cơ thể như bụng, bắp đùi, …

 Đầm body: Thiết kế ôm sát theo đường cong cơ thể, vừa mang phong cách quyến rũ vừa thích hợp cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt như dự tiệc, party, đám cưới, du lịch, …  Đầm suông: Thiết kế dáng rộng, không ôm sát cơ thể, không thắt eo tạo cảm giác

thoải mái cho người mặc. Kiểu dáng này có thể thiết kế sng thẳng hoặc xịe từ phần thân trên xuống. Đầm suông không để lộ đường nét trên cơ thể, giúp che giấu nhiều khuyết điểm.

 Đầm trễ vai: Là kiểu dáng với thiết kế phần tay áo để lộ phần vai. phần thân đầm được biến kiểu đa dạng (xòe, xếp ly, rã decoup, ôm body, v.v…)

 Đầm babydoll: kiểu dáng này thích hợp với vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cân, những thân hình béo bụng hoặc đùi to thì kiểu dáng này giúp che đi những khuyết điểm đó.  Đầm yếm: được thiết kế biến tấu từ chiếc yếm 1 mành hình vng của các cơ thơn nữ

ngày trước.

 Đầm sơ mi: Đầm sơ mi là một trong những kiểu dáng rất được lòng phái đẹp, nhất là các cô nàng sành điệu và cá tính. Kiểu đầm này được biết đến với tên tiếng anh là

“shirt dress”- một kiểu áo sơ mi dài đặc biệt, phần thân áo được thiết kế dài hơn để mặc như đầm. Đây là một kiểu đầm đơn giản, dễ mặc, thoải mái và không kén dáng người mặc. Có sựu kín đáo nhưng khơng kém phần sang trọng, hiện đại.

 Đầm chữ A: Kiểu dáng ơm khít phần eo và xịe dần đến chân váy. Mục đích của kiểu dáng này là tạo điểm nhấn và tơn lên vịng eo người mặc nhằm tạo cảm giác thon gọn nhất.

 Đầm hai dây: thân váy suông dài, phần tay áo là hai sợi dây mảnh. Nếu trước đây kiểu dầm này chỉ thích hợp để mặc ngủ thì ngày nay với sự phá cách, hiện đại thì đầm hai đây như là một lựa chọn không thể bỏ qua của phái đẹp.

1.2.7 Các chi tiết cấu thành của đầm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm tại công ty Poong in (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)