.12 Trang phục truyền thống “Kilt” của đàn ông Scotland

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm tại công ty Poong in (Trang 36 - 38)

Giai đoạn tiếp theo, đầm trở thành trang phục đặc trưng cho phụ nữ. Ở các nước phương Tây, độ dài của váy tượng trưng cho uy thế của người phụ nữ. Những bộ đầm có thiết kế cầu kì với những chiếc váy lót bên dưới có khung đỡ giúp làm phồng váy, corset ơm khít phần thân trên. Váy lót càng to càng rộng được dùng cho các dịp đặc biệt, trong khi loại mặc hàng ngày thì nhỏ hơn. Cổ áo sâu rộng cũng rất phổ biến. Váy thường được mở ở phía trước, để lộ phần áo đầm lót hoặc váy lót.

Thế kỉ XVIII, hoàng hậu của vua Louis XVI nước Pháp - Marie Antoinette là người

đầu tiên giới thiệu mẫu áo chemise à la reine, một loại áo đầm trắng rộng với dải thắt lưng lụa đầy màu sắc phía sau eo. Kiểu đầm này có sự khác biệt so với các thời kì trước vì nó khơng có corset mặc bên trong và đường nét cơ thể được phô bày ra. ► Thế kỷ XIX đánh dấu sự thống trị của những kiểu đầm dài có thiết kế khá "cồng kềnh".

Các trang phục này ôm lấy thắt lưng và phần thân váy xịe rộng xuống dưới hơng người mặc.

Đến cuối thế kỷ XIX, quan niệm về thẩm mỹ thay đổi, những bộ đầm được lược bỏ

bớt phần cồng kềnh, trở nên thon gọn và tiện lợi trong việc sinh hoạt hàng ngày hơn.

Thế kỉ XX đanh dấu sự xuất hiện của hàng loạt phong cách thời trang khác nhau, vì

thế cho nên áo đầm cũng được biến tấu theo nhiều loại. Có thể nói thời kì này là thời kì chuyển giao trong lịch sử phát triển chiếc áo đầm, từ trung đại tiến bước sang hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm tại công ty Poong in (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)