.3 Bảng phân loại lỗi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm tại công ty Poong in (Trang 69 - 71)

LOẠI LỖI

1 Trung bình từ 2m- 3m/ lỗi 2 Trung bình từ 1m- 2m/ lỗi 3 Trung bình dưới 1m/ lỗi

Ngồi ra việc phân loại vải còn phụ thuộc theo cấp chất lượng của sản phẩm và tiêu chuẩn áp dụng để kiểm tra chất lượng vải.

Các dạng lỗi thường gặp:  Lỗi do quá trình dệt

 Sợi không đều (sợi dày, sợi mỏng), sợi khác lẫn vào,…

 Sót sợi, lủng lỗ, vết lằn, đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt hoa văn...

 Lỗi do quá trình nhuộm: Đốm nhuộm hoặc sọc nhuộm, tông màu, loang màu, các lỗi khác.

 Lỗi do quá trình vận chuyển, bảo quản  Vải bị rách hoặc có lỗ thủng

 Vết dầu mỡ, vết bẩn, loang do ẩm, các lỗi khác.

Phương pháp đánh dấu lỗi: Dùng phấn phản màu hoặc băng keo giấy phản màu dán trực tiếp vào chỗ có lỗi; Dùng dây phản màu đính trực tiếp lên lỗi vải hoặc đính ngồi mép biên vải ngang vị trí có lỗi (đối với các loại vải cao cấp).

Kiểm tra độ co rút và phương pháp xử lý:

Cắt vải đầu cây ngang 20cm x dọc 70cm, dùng bút chun dùng kẻ hình vng 50cm x 50cm. Ghi lại art vải, số lót, số cây, số mét và gửi wash theo đúng chế độ wash của mã hàng. Ghi chép lại thơng số và tính phần trăm co rút vào bảng báo cáo độ co rút và báo cáo kết quả cho phó giám đốc kỹ thuật.

Dựa vào kết quả kiểm tra co rút để nhân viên kĩ thuật tiến hành điều chỉnh thông số rập cho phù hợp. Đối với những cây vải có độ co rút giống nhau sẽ sử dụng chung một rập trong quá trình sản xuất.

Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tạo độ co rút của vải: Co do độ ẩm của môi trường (co tự nhiên), co do nhiệt, co qua giặt (wash), co qua tác dụng của đường may.

Cách hạn chế: Tính trước độ co để cộng vào cơng thức thiết kế sao cho khi hoàn tất sản phẩm đã qua các quá trình giặt, ủi, wash, … thì vẫn đảm bảo thơng số kích thước thành phẩm theo yâu cầu.

Phần trăm độ co được tính theo cơng thức:

Ay= (d1 – d2) / d1 x 100 Ax= (n1 – n2) / n1 x 100

Trong đó:

Ay: độ co dọc. d1: chiều dài vải trước khi co. Ax: độ co ngang. d2: chiều dài vải sau khi co. n1: chiều rộng vải trước khi co. n2: chiều rộng vải trước khi co.

Xả vải:

Vải sau khi được kiểm tra xong sẽ tiến hành xả vải để chuẩn bị cho các khâu tiếp theo. Tất cả nguyên phụ liệu phải được xổ cuộn trước khi cắt trải với thời gian tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu. Mục đích của việc này là tránh để xảy ra tình trạng vải bị co rút sau khi cắt.

 Xả 24 giờ (một ngày) đối với những loại có thành phần: 100% cotton, 100% polyester, 65% polyester 35% cotton, …

 Xả 48 giờ (hai ngày) đối với những loại vải có thành phần: 54% cotton 41% polyester 5% spandex, 96% polyester 4% spandex, 97% linen 3% spandex.

 Xả 72 giờ (ba ngày) đối với những loại vải có thành phần: 54% rayon 41% polyester 5% spandex, 60% rayon 40% cotton, 100% rayon.

Kiểm tra phụ liệu:

Việc kiểm tra phụ liệu và phụ liệu đóng gói cũng phải được thực hiện hoàn tất trong 7 ngày (một tuần).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm tại công ty Poong in (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)