Kết luận chương 1.
Thơng qua việc tìm hiểu tổng quan về đề tài nghiên cứu áo đầm của công ty POONG IN, chúng em đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức về công ty POONG IN và phương pháp nghiên cứu một sản phẩm áo đầm.
Về phía cơng ty, nhờ việc tìm hiểu các thơng tin mà chúng em biết được quá trình hình thành và lịch sử phát triển, các chức năng và lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, các hoạt động và chính sách hỗ trợ cơng nhân viên của công ty POONG IN. Các khách hàng và đối tác của POONG IN trải khắp thế giới, với hai thị trường tiêu thụ mặc hàng thời trang đứng đầu thế giới là Châu Âu và Hoa Kì. Khơng chỉ thế, cịn biết thêm chi tiết về các chi nhánh công ty con của POONG IN được đặt tại Việt Nam.
Khi nghiên cứu phương pháp thiết kế áo đầm nữ, chúng em đã học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức về sản phẩm này. Đầu tiên phải kể đến quá trình hình thành và phát triển của áo đầm, từ đó mà chúng em nhận ra để có được vơ vàng thiết kế kiểu dáng áo đầm đặc sắc thời nay, chúng phải trải qua một hành trình dài theo dịng thời gian. Thế giới phát triển theo mức độ nào, thì áo đầm cũng sẽ theo đó mà biến đổi, ngày càng đa đạng mẫu mã, chất liệu, hoa văn. Theo đó, áo đầm từ chỉ được may từ một vài chi tiết đơn giản đã biến hóa, ngày càng phức tạp trong thiết kế, số lượng chi tiết ghép thành cũng tăng lên đáng kể.
Cuối cùng, thơng qua việc tìm hiểu về phương pháp đo các thơng số để có thể thiết kế thành một sản phẩm áo đầm, chúng em đã thêm vào hành trang kiến thức của mình cách thức đo các thơng số cần có để bước vào triển khai thiết kế thành sản phẩm.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 050-19C74228 BURNOUT: SHORT DRESS CỦA CÔNG TY POONG IN
TRADING CO., LTD
Giới thiệu tổng quan về mã hàng 050-19C74228 BURNOUT: SHORT DRESS:
Khách hàng: Chico`s.
Season: Chicos Frontline 2019 summer, summer 1. Màu sắc: vải chính- Alabaster; vải lót- Alabaster. Chất liệu: Jacquard- 100% Polyester: FKN- 11248. Cỡ vóc: 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Số lượng: 10.000 sản phẩm. Ngày xuất: 25/06/2019.
Áo đầm Chico`s mã hàng 050-19C74228 là áo đầm suông tay raglan, hai lớp. Chất liệu vải chính Jacquard- 100% Polyester FKN- 11248, vải lót Satin- 100% Polyester FWO- 8285.
Tài liệu kỹ thuật của mã hàng:
2.1 Chuẩn bị sản xuất:
Đây là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất hàng may mặc, ảnh hưởng đến:
Năng suất lao động. Chất lượng sản phẩm. Vấn đề tiết kiệm.
Đầu tiên, nhân viên các phòng ban: phòng Sale, phòng Merchandise hay còn gọi là văn phòng xưởng, văn phòng mẫu sẽ tiếp nhận mã hàng, chuẩn bị các tài liệu, yêu cầu cần thiết liên quan của mã hàng.
2.1.1 Chuẩn bị về nguyên phụ liệu.
Chuẩn bị về nguyên phụ liệu là khâu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công tác chuẩn bị sản xuất về khâu nguyên phụ liệu tốt sẽ giúp cho việc sản xuất được an tồn, hạn chế rủi ro và góp phần nâng cáo năng suất lao động, tiết kiệm nguyên phụ
liệu và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Khâu này địi hỏi phải có độ chính xác, cụ thể rõ ràng bởi vì ngun phụ liệu cần được tính tốn, kiểm tra về chất lượng cũng như số lượng sau đó cấp phát cho các bộ phận liên quan khác trong xí nghiệp nhằm đảm bảo các khâu sau hoạt động liên tục- hiệu quả:
Sơ đồ 2.1- Sơ đồ quy trình của khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu.
Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu cho sản xuất do các bộ phận: kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật, bộ phận kho phối hợp thực hiện.
2.1.1.1 Tính định mức ngun phụ liệu.
Có ba loại định mức nguyên phụ liệu:
Định mức chỉ đạo: Định mức sơ bộ, tạm tính cho một sản phẩm cỡ trung bình để lấy đó làm chuẩn mức giác sơ đồ cũng như là định mức cơ sở để làm việc với khách hàng. Định mức kỹ thuật: Định mức sau khi đã giác sơ đồ. Đây là định mức được coi là
pháp qui của nhà máy mà đơn vị sản xuất phải tuân theo.
Định mức cấp phát: Định mức thực tế cấp cho bộ phận sản xuất. Định mức cấp phát = Định mức kỹ thuật + % hao phí.
Hao phí ngun liệu trong q trình sản xuất thường bao gồm: Hao phí đầu bàn khi trải vải, chi tiết bị lỗi sợi, lẹm hụt, khác màu, … phải thay thân, thường dao động khoảng 2- 5%.
Các phương pháp tính định mức nguyên liệu: Phương pháp thống kê.
Phương pháp tính theo sơ đồ. Phương pháp tính định mức phụ liệu:
Phụ liệu đếm được (như: nút, dây kéo, khóa chặn, …): Tiến hành đếm trực tiếp trên sản phẩm và cộng thêm phần trăm hao hụt. Riêng đối với các loại nút sử dụng chỉ để đính lên sản phẩm phải cộng thêm nút dự trữ.
Phụ liệu không đếm được:
Đối với các phụ liệu có thể đo được (ren, nhám dính, dây đệm vai, thun, …): Tiến hành đo trực tiếp trên sản phẩm sau đó cộng thêm đường may và phần trăm hao hụt.
Đối với các phụ liệu như Mex, gịn, dựng, … thì các chi tiết có sử dụng phụ liệu này phải làm rập cứng và tiến hành tính định mức thơng qua việc giác sơ đồ giống như vải.
Đối với các chi tiết đơn giản (kể cả vải phối) có thể tính nhanh định mức bằng phương pháp hình học (hình dáng các chi tiết có thể qui về hình chữ nhật hoặc hình vng).
Phương pháp tính định mức chỉ: có hai phương pháp sau: Phương pháp tính tiêu hao thực tế.
Phương pháp tính theo chiều dài đường may chuẩn.
→Việc xây dựng định mức trong cơng đoạn này rất quan trọng bởi trong q trình sản xuất xác định mức vật tư cho phép làm căn cứ để tính giá sản phẩm, chuẩn bị vật tư, tìm ra các giải pháp tiết kiệm tối ưu nhất trong sản xuất.
Bảng 2.1- Bảng định mức nguyên phụ liệu.
2.1.1.2 Nhập kho nguyên phụ liệu.
Sau khi q trình tiếp nhận đơn hàng hồn tất, ngun phụ liệu sẽ được tính tốn định mức và tiến hành nhập kho. STT Quy cách Đơn vị tính Định mức (… %) SL đơn hàng Nhu cầu Ghi chú A 1 K. 54'' m 1.5 10000 15000 2 K. 54'' m 1.4 10000 14000 B 3 m 0.01 10000 100 4 5000m/ cuộn cuộn 0.005 10000 50 5 cái 1.03 10000 10300 6 cái 1.03 10000 10300 7 cái 1.03 10000 10300 8 cái 1.03 10000 10300 9 cái 1.03 10000 10300 10 cái 1.03 10000 10300 11 cái 1.03 10000 10300 12 cái 1.03 10000 10300 13 40x40x30 cái 0.04 10000 400 14 100m/ cuộn cuộn 0.01 10000 100 Bìa cứng Bao nylon Ngày … tháng … năm … Người lập Phương Trinh (Ký tên) Duyệt Thùng Carton Băng keo
050- 19C74228- BURNOUT: SHORT DRESS
Nguyên liệu: Dây kéo Nhãn chính Nhãn size Nhãn HDSD Thẻ bài Dây treo Vải chính: Jacquard 100% Polyester: FKN- 11248 Vải lót: Mex Chỉ Phụ liệu: Phịng kỹ thuật Cơng ty POONG IN BẢNG ĐỊNH MỨC NGUN PHỤ LIỆU Chico`s Tên NPL Khách hàng: Mã hàng: Cỡ vóc: Số lượng: Ngày đồng bộ NPL:
Sơ đồ 2.2- Sơ đồ tổ chức kho nguyên phụ liệu.
Tất cả nguyên phụ liệu khi nhập kho, xuất kho đều phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng, qui cách và ký giao nhận rõ rang. Thủ kho phải lưu trữ hồ sơ xuất nhập cẩn thận. Thủ kho có trách nhiệm theo dõi quản lý, phân chia công việc cho bộ phận kiểm kê kiểm đếm từng loại nguyên phụ liệu sau đó lập bảng kiểm kê tổng hợp.
Thủ kho sẽ căn cứ vào các tài liệu do phịng kỹ thuật cung cấp, bên cạnh đó kèm theo các tài liệu được qui định chung ở kho nguyên phụ liệu:
Kế hoạch mã hàng (cho biết số lượng nguyên phụ liệu, thời gian đặt và giao nguyên phụ liệu, …).
Nhu cầu vật tư (bảng định mức nguyên phụ liệu).
Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (hướng dẫn lưu kho và bảo quản).
Bảng theo dõi nhập kho nguyên phụ liệu (bảng theo dõi tiến độ nhận nguyên phụ liệu).
2.1.1.3 Kiểm tra nguyên phụ liệu.
Tất cả các nguyên phụ liệu khi về nhà máy đều phải nhập vào kho tạm chứa sau đó qua khâu kiểm tra đo đếm để phân loại, xử lý trước khi đưa vào sản xuất. Đồng thời tất cả nguyên phụ liệu khi nhận về phải được kiểm tra đối chiếu với bảng màu đã được duyệt. Nhân viên kho sẽ phải tiến hành kiểm tra về chất lượng cũng như số lượng nguyên phụ liệu bằng các thiết bị dụng cụ chuyên dùng: Máy kiểm vải, thước cây, … để an tồn cho q trình sản xuất đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu và thỏa thuận của khách hàng.
Khi kiểm tra đo đếm xong phải ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất lượng, … trên thẻ bài gắn lên từng cây vải hoặc dán lên từng gói phụ liệu để thuận tiện cho việc cấp phát, sử dụng cho sản xuất.
Trong quá trình kiểm tra ngun phụ liệu nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, kết quả phải được báo cáo theo quy trình dưới đây để có biện pháp khắc phục kịp thời:
Sơ đồ 2.3- Các bộ phận và mối liên quan khi kiểm tra nguyên phụ liệu
Người kiểm tra nguyên phụ liệu dưới sự quản lý của quản lý kho và tổ trưởng FQC (đảm bảo chất lượng cuối cùng), nếu có vấn đề phát sinh họ sẽ báo cáo vớ giám đốc xưởng, merchandiser và QA để giải quyết. Sau cùng các bộ phận này sẽ báo bên bộ phận sales để giải quyết vấn đề phát sinh với khách hàng nếu nguyên phụ liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mã hàng.
► Kiểm tra vải:
Kiểm vải được thực hiện bằng cách kiểm 10% số cây và tối thiểu là 2 cây cho số lượng nhỏ (dưới 20 cây) hoặc kiểm vải theo yêu cầu của khách hàng.
Các phương tiện để kiểm vải: có thể sử dụng máy hoặc phương pháp thủ công để kiểm tra tùy điều kiện thiết bị ở từng đơn vị sản xuất.
Xổ kiểm tra thực tế 100% số yard vải trên mỗi cuộn và đo khổ vải chuẩn. Việc xác định khổ vải chính xác giúp sử dụng tiết kiệm nguyên liệu.
Để xác định khổ vải chính xác cần chú ý đến loại biên vải. Cần phải kiểm tra độ đồng đều của biên vải ở hai đầu trước khi đo.
Kiểm tra khổ vải muốn chính xác cao phải đo ít nhất 3 lần ở 3 vị trí khác nhau. Việc kiểm tra khổ vải ở vị trí đầu, giữa và cuối cây vải bằng thước có độ chính xác cao.
Trong quá trình đo nếu thấy khổ vải thực tế nhỏ hơn khổ vải ghi trên tem phải ghi nhận lại và báo cáo với bộ phận kĩ thuật để kiểm tra sơ đồ và báo với bộ phận kế hoạch để làm việc lại với nhà cung cấp.
Kiểm tra về số lượng vải:
Kiểm tra số cây vải, màu sắc, số lớp có khớp với phiếu ghi hay không.
Kiểm tra chiều dài cây vải bằng máy kiểm vải, hoặc có thể cân vải rồi dùng trọng lượng để xác định chiều dài cây vải (dụng cụ cân phải có độ chính xác cao, các cây vải phải có trọng lượng chênh lệch không đáng kể).
Kiểm tra về chất lượng vải: Áp dụng tiêu chuẩn hệ thống 4 điểm theo tiêu chuẩn “kiểm vải” cho tất cả các loại vải, trong vòng 7 ngày (một tuần) kể từ ngày vải được nhập về. Bảng 2.2- Hệ thống 4 điểm. CỠ LỖI ĐIỂM ≤ 3” 1 điểm >3” đến 6” 2 điểm >6” đến 9” 3 điểm >9” 4 điểm Lủng 4 điểm
► Phân loại vải:
Bảng 2.3- Bảng phân loại lỗi.
LOẠI LỖI
1 Trung bình từ 2m- 3m/ lỗi 2 Trung bình từ 1m- 2m/ lỗi 3 Trung bình dưới 1m/ lỗi
Ngồi ra việc phân loại vải còn phụ thuộc theo cấp chất lượng của sản phẩm và tiêu chuẩn áp dụng để kiểm tra chất lượng vải.
Các dạng lỗi thường gặp: Lỗi do quá trình dệt
Sợi không đều (sợi dày, sợi mỏng), sợi khác lẫn vào,…
Sót sợi, lủng lỗ, vết lằn, đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt hoa văn...
Lỗi do quá trình nhuộm: Đốm nhuộm hoặc sọc nhuộm, tông màu, loang màu, các lỗi khác.
Lỗi do quá trình vận chuyển, bảo quản Vải bị rách hoặc có lỗ thủng
Vết dầu mỡ, vết bẩn, loang do ẩm, các lỗi khác.
Phương pháp đánh dấu lỗi: Dùng phấn phản màu hoặc băng keo giấy phản màu dán trực tiếp vào chỗ có lỗi; Dùng dây phản màu đính trực tiếp lên lỗi vải hoặc đính ngồi mép biên vải ngang vị trí có lỗi (đối với các loại vải cao cấp).