1.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty Poong In.
1.1.3.1 Chức năng:
Công ty Poong in là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh và gia cơng hàng may mặc cho nước ngồi cũng như thị trường trong nước.
1.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động:
Công ty Poong in là doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công các mặt hàng thời trang cao cấp như: Đầm, váy, áo khoác, … các loại với tổng sản lượng hơn 10 triệu sản phẩm mỗi năm.
Sản xuất trang phục (Trừ trang phục da lông thú)
Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc. Sản lượng sản xuất dệt: 660.000 sản phẩm/ tháng, đan: 1.070.000 sản phẩm/ tháng.
Hoàn thiện các sản phẩm dệt bằng công nghệ in cao cấp, tiên tiến, hình thức in chuyển nhiệt, thân thiện với môi trường.
1.1.4 Các khách hàng của Công ty Poong In.
Cơng ty Poong In duy trì sự hợp tác tốt nhất và tạo ra các giá trị mới với các đối tác như: Tabost, Ann Taylor, Club Monaco, Chico’s, White House Black Market, JC Penney, Dressbarn, Marks Spencer, LOFT, …
1.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty Poong In.
1.1.5.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Cơng ty Poong In:
Hình 1.8 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Poong In.
Công ty có năm bộ phận bao gồm: nhân sự, Shipping, Merchandise, tổng vụ, tài chính và kế tốn với các chức năng cụ thể như sau:
Bộ phận nhân sự:
Có chức năng quản lý, tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn và điều động nhân sự, đề xuất giải quyết các vấn đề chính sách, chế độ phân công đào tạo, đề bạt thăng chức, …
Tổ chức thực hiện và thống kê tình hình thực hiện các quy định về định mức lao động, năng suất lao động, kế hoạch lao động- tiền lương, …
Thực hiện các hoạt động mang tính chất quản trị tiếp tân, văn thư, quản lý, bảo vệ, quản lý các phương tiện phục vụ cho công tác sản xuất – xuất khẩu của Công ty. Bộ phận tài chính - kế tốn:
Theo dõi và báo cáo kịp thời các số liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính, lập báo cáo thống kê.
Theo dõi, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, cơng nợ, sổ vốn vay, … Thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác cho công
nhân viên trong Công ty. Bộ phận Shipping:
Lập kế hoạch xuất nhập khẩu, kế hoạch sản xuất, điều phối và lưu chuyển hàng hóa, chế độ thu chi và tiêu thụ sản phẩm, nhập nguyên phụ liệu kịp thời cho sản xuất- xuất khẩu.
Thực hiện toàn bộ thủ tục xuất nhập khẩu, quản lý phương tiện vận chuyển, phục vụ cho cơng tác giao nhận hàng hóa vật tư, ngun vật liệu xuất nhập khẩu của Công ty.
Bộ phận Merchandise:
Quản lý các đơn hàng, theo dõi tiến độ làm hàng của các nhà máy, có các chính sách hỗ trợ -đơn đốc các nhà máy hồn thành các đơn hàng đúng thời hạn, số lượng và chất lượng.
Triển khai thực hiện sản xuất các sản phẩm mẫu, liên hệ với đại diện khách hàng tại Việt Nam để kiểm soát chất lượng các đơn hàng trước khi sản xuất và khi xuất hàng tại các nhà máy.
Theo dõi thời gian, lượng ngyên phụ liệu nhập khẩu cung cấp để sản xuất cho mỗi đơn hàng để kịp thời yêu cầu đơn vị sản xuất cung cấp kịp thời nguyên phụ liệu nếu xảy ra thiếu hụt.
Bộ phận tổng vụ:
Quản lý hoạt động tổng quát của Công ty như: xây dựng, giải quyết tranh chấp hay các vấn đề về kinh tế, tài chính, phụ trách thu mua nguyên liệu, … Hỗ trợ các phòng ban khác trong hoạt động điều hành sản xuất hàng ngày.
1.1.5.2. Cơ cấu tổ chức thị trường của Công ty Poong In:
Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất sang các thị trường chủ lực là Mỹ chiếm 5%), các thị trường khác không đáng kể như: HongKong 2%, Canada 1%, Philippine 1% và còn lại là các thị trường khác.
1.1.6 Cơ sở vật chất, một số chính sách và hoạt động của Poong In Trading:
1.1.6.1 Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất của công ty hiện đại và rộng rãi, sạch sẽ, sáng sủa, thiết bị sản xuất tiên tiến đáp ứng nhiều loại hình gia cơng và qui mơ của mã hàng.
Hình 1.9- Một góc Văn phịng đại diện Poong In HCM
1.1.6.2 Các chính sách và hoạt động của cơng ty dành cho nhân viên:
Chính sách phúc lợi, quyền lợi của cơng ty Poong In:
- Mức lương: Thỏa thuận theo tay nghề chuyên môn và kinh nghiệm làm việc - Nhà máy tham gia đầy đủ bảo hiểm theo 100% mức lương đã ký trong hợp đồng - Trợ cấp trung bình 600.000 đồng /tháng
- Có xe đưa rước của cơng ty
Công ty Poong In thường tổ chức các hoạt động từ thiện thường niên, xây dựng quỹ học bổng, các chương trình vì cộng đồng. Cơng ty cịn xây dựng những nhà nghỉ rộng rãi cho công nhân viên nghỉ ngơi một cách thoải mái. Nhà máy sử dụng dây chuyền sản xuất
hiện đại giúp giảm công sức nhưng gia tăng năng suất. Bên cạnh đó cơng ty ln tổ chức các khóa đào tạo sử dụng kỹ thuật mới cho nhân viên nên sau khi học hết, họ được bố trí lại lĩnh vực khác.
Ngoài các hoạt động sản xuất, cơng ty cịn có nhiều chính sách cho nhân viên và tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện trong xã hội.
1.2 Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu áo đầm kiểu nữ 1.2.1 Khái niệm:
Rất nhiều người lầm tưởng váy với đầm là một, và dần dần do hiệu ứng đám đông, đa số lầm tưởng váy, đầm là giống nhau. Tuy nhiên, thực chất chúng khác nhau, váy là tên gọi bao qt hơn, bởi vì váy có khá nhiều loại, trong đó váy đầm (hay áo đầm, đầm) là loại váy bao gồm cả phần thân trên. Có thể nói đầm là một nhánh của váy.
Hình 1.10- Sự khác nhau giữ váy và đầm
► Khái niệm áo đầm:
Áo đầm (còn gọi là váy đầm, hay đơn giản là đầm) là một loại trang phục mang nét đặc trưng riêng của phái nữ, được may và thiết kế bởi một mảnh quần áo duy nhất bao gồm cả phần áo (phần trên) và phần váy (phần dưới). Đầm có thể sẽ là hai mảnh áo, váy nhưng được may gắn liền với nhau hay cũng có thể là một mảnh áo dài từ cổ đến chân hoặc đầu gối.
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
► Ở thời kỳ đầu, những chiếc váy có hình dạng là những chiếc khố (được làm từ da động
vật hoặc lá cây), được quấn quanh bụng người mặc. Theo những gì được vẽ trên các bức tranh cổ thì người ta cịn nhận ra hình ảnh của những người đàn ơng mặc váy. Điều này nói lên rằng trang phục này trước kia là dành cho cả nam lẫn nữ.
Hình 1.11- Thời kì đồ đá, con người dùng da thú, lá cây để quấn thành váy đầm che chắn cơ thể
► Cuối thế kỷ XIV, đàn ông Tây phương vẫn mặc váy hoặc áo chùng. Ngay tại quốc gia
văn minh tân tiến như nước Mỹ, mãi tới thế kỷ XIX, đàn bà Mỹ mới bắt đầu thay váy mặc quần. Thời điểm này, đàn ông Anh, nhất là vùng Bắc Tweed, vẫn cịn mặc váy, có khi ngắn cũn cỡn. Dần theo thời gian, váy trở thành trang phục dành riêng cho nữ giới ngoại trừ ở Scotland.
► Giai đoạn tiếp theo, đầm trở thành trang phục đặc trưng cho phụ nữ. Ở các nước phương Tây, độ dài của váy tượng trưng cho uy thế của người phụ nữ. Những bộ đầm có thiết kế cầu kì với những chiếc váy lót bên dưới có khung đỡ giúp làm phồng váy, corset ơm khít phần thân trên. Váy lót càng to càng rộng được dùng cho các dịp đặc biệt, trong khi loại mặc hàng ngày thì nhỏ hơn. Cổ áo sâu rộng cũng rất phổ biến. Váy thường được mở ở phía trước, để lộ phần áo đầm lót hoặc váy lót.
► Thế kỉ XVIII, hồng hậu của vua Louis XVI nước Pháp - Marie Antoinette là người
đầu tiên giới thiệu mẫu áo chemise à la reine, một loại áo đầm trắng rộng với dải thắt lưng lụa đầy màu sắc phía sau eo. Kiểu đầm này có sự khác biệt so với các thời kì trước vì nó khơng có corset mặc bên trong và đường nét cơ thể được phô bày ra. ► Thế kỷ XIX đánh dấu sự thống trị của những kiểu đầm dài có thiết kế khá "cồng kềnh".
Các trang phục này ôm lấy thắt lưng và phần thân váy xịe rộng xuống dưới hơng người mặc.
► Đến cuối thế kỷ XIX, quan niệm về thẩm mỹ thay đổi, những bộ đầm được lược bỏ
bớt phần cồng kềnh, trở nên thon gọn và tiện lợi trong việc sinh hoạt hàng ngày hơn.
► Thế kỉ XX đanh dấu sự xuất hiện của hàng loạt phong cách thời trang khác nhau, vì
thế cho nên áo đầm cũng được biến tấu theo nhiều loại. Có thể nói thời kì này là thời kì chuyển giao trong lịch sử phát triển chiếc áo đầm, từ trung đại tiến bước sang hiện đại.
Hình 1.13- Áo đầm qua các thập niên
► Thế kỉ XXI, trang phục váy đầm đi theo sự phát triển của cách mạng cơng nghiệp 4.0
mà có những bước tiến mới mẻ, phá cách hơn.
1.2.3 Hoa văn:
Bảng 1.1- Hoa văn trên áo đầm.
STT HOA VĂN HÌNH ẢNH
1
Hoạ tiết chấm bi xuất hiện từ khá lâu và cho đến
ngày nay vẫn cịn làm mưa làm gió trong ngành thời trang. Chấm bi có sức quyến rũ đặc biệt với các nàng bở vẻ đẹp cỗ điển pha lẫn nét hiện đại trẻ trung.
2
Hoa văn hình học: Với những họa tiết đường nét
hình học giản đơn như sọc ngang, sọc dọc, ô vuông... cùng với ứng dụng những màu sắc khác nhau đã đem lại những hiệu ứng tốt khi lên set đồ, mạng lại một vẻ đẹp năng động và tươi trẻ.
3
Thổ cẩm: Thổ cẩm không thuộc về riêng dân tộc
nào. Đó là văn phản ánh ý niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, tinh thần và những nét văn hoá, lịch sử của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thời hiện đại, thổ cẩm đã đi vào thời trang ứng dụng nhiều chục năm qua. Ngoài việc vẫn được những nét đặc trưng, thổ cẩm đã trở nên gần gũi, đa dạng hơn và cũng trở nên phổ biến hơn
4
Họa tiết đi săn mang tính hoang dã, tốt lên sự mạnh mẽ, cá tính cho người mặc. Nổi bật chính là sự kết hợp của các họa tiết da động vật như da rắn, lông thú đến thứ hoa cỏ già cỗi với tông màu vàng đặc trưng, mang chút hơi hướng vintage. Bảng màu của thời trang họa tiết này cũng rất phong phú, từ đen đến vàng chín như màu vàng Carmel, vàng cúc vạn thọ, màu berry đậm... được thể hiện trên những chất liệu vải dệt kim, da, len, lông...
5
Họa tiết “đảo hoang” (hay họa tiết Wild Island)
được lấy ý tưởng từ những câu chuyện vô cùng phong phú của những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Khi đưa vào các thiết kế thời trang, những chú chim thiên đường, vẹt, cây trái cho đến những bông hoa đủ sắc màu, đã tạo nên một bảng màu vui vẻ, tác động mạnh mẽ đến thị giác người xem và truyền cảm hứng cho người mặc.
6
Hoa văn tie dye gồm
các các mảng màu, sặc sỡ và loang lỗ không theo quy tắc nào.
1.2.4 Xử lý chất liệu.
Xử lý bề mặt chất liệu vải – Textile Design: Bao gồm những kỹ thuật thủ công từ đơn giản đến tinh tế, phức tạp. Địi hỏi cần có những kiến thức về cấu trúc, thành phần, chất liệu sợi vải để có thể phối hợp và xử lý được chất liệu.
Các kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
‑ Batik Dyeing – Kỹ thuật nhuộm Batik: Dùng sáp ong nóng chảy để vẽ hoa văn, họa tiết trên vải.
‑ Shibori Dyeing – Kỹ thuật nhuộm Shibori: Kỹ thuật nhuộm Nhật Bản, dùng lực của đôi tay để kéo rút, buộc thắt vải, tạo hoa văn, họa tiết loang màu tự nhiên.
‑ Marble Dyeing: Kỹ thuật nhuộm vải và loang màu trên mặt nước
‑ Tambour Embroidery: Kỹ thuật thêu & đính cườm Tambour từ Ấn Độ.
‑ Ribbons Embroidery: Kỹ thuật thêu họa tiết bằng sợi ruy-băng.
‑ 3D shapes: Kỹ thuật tạo khối 3D trên bề mặt vải.
‑ 3D Lace Design: Kỹ thuật thiết kế bề mặt ren theo hoa văn sáng tạo.
‑ Smocking: Kỹ thuật đi kim, rút chỉ, luồn dây và chần bông để tạo độ lồi lõm, volume 3D nổi khối theo motif trên bề mặt vải.
1.2.5 Chất liệu sử dụng may áo đầm ngày nay.
Áo đầm là một trong những loại trang phục phổ biến được rất nhiều phụ nữ sử dụng trong thời đại ngày nay.
Ngày nay có rất nhiều chất liệu vải thích hợp để may áo đầm đang được ưa chuộng trên thị trường. Có thể kể đến các chất liệu như: vải cotton, vải kaki, vải kate, vải Jean, vải ren, vải nỉ, vải len, vải thô, vải voan, vải lanh, vải đũi, vải lụa, …Ngày nay áo đầm được lựa chọn mặc khi đi chơi, làm việc, đi dự tiệc, và cả khi ở nhà, … ngay cả khi đi ngủ. Mỗi hồn cảnh, mục đích sử dụng sẽ có sự lựa chọn về kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau để chiếc đầm có thể sử dụng đúng mục đích và phù hợp.
Chất liệu vải như thế nào rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng và quyết định đến phom dáng áo đầm khi thiết kế. Trên thị trường vải hiện nay rất đa dạng với rất nhiều loại vải khác nhau. Mỗi loại vải đều có những điểm mạnh cũng như các mặt hạn chế riêng. Không những thế giá thành giữa các loại vải cũng khác nhau. Một chiếc đầm được đánh giá đạt tiêu chuẩn- chất lượng khơng những về hình thức mà nó cịn phải có độ bền tốt, đảm bảo sau thời gian sử dụng thì chiếc đầm khơng bị co giãn, phai màu quá nhiều. Nếu dùng chất liệu không tốt / không phù hợp thù chiếc đầm sẽ nhanh chóng bị bai giãn, phai màu / mất form chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
Với sự đa dạng về mẫu mã, kiều dáng, chất liệu vải cũng ngày một phong phú. Áo đầm ngày nay đã được biến tấu thành muôn vàn kiểu mẫu khác nhau vô cùng mới lạ. Chỉ cần thay đổi chất liệu, thay đổi kiểu dáng cho khác đi, xử lý khéo léo về phần chất liệu, phối hợp - bố cục các loại chất liệu khác nhau, sắp xếp hoa văn, v.v … là đã có thể tạo ra được thêm một kiểu mẫu áo đầm mới- lạ- độc nhất.
Một số chất liệu thường được ưa chuộng sử dụng hiện nay như:
1.2.5.1 Vải Cotton:
Cotton là chất liệu được nhiều người ưa chuộng nhất vì phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng, đồng thời thích nghi tốt trong tất cả các loại môi trường thời tiết. Vào mùa hè, vải Cotton ln là lựa chọn hàng đầu bởi vì chúng có độ thống khí rất cao. Đồng thời, khi
lên phom váy đầm từ vải cotton phom dáng cũng khá chuẩn và sử dụng được nhiều trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Hình- 1.16- Đầm với chất liệu vải Cotton.
1.2.5.2 Vải Lụa:
Từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.
Vải lụa được lựa chọn sử dụng nhiều bởi đặc tính bóng và mềm mại của vải, cũng nhờ đặc tính đó mà chiếc đầm trở nên hồn hảo hơn bao giờ hết. Khơng những thế vải lụa còn mang đến sự sang trọng và quý phái cho người mặc.
Vải lụa rất thống mát, khơng gây hại đến da. Sử dụng vào mùa hè cũng rất hợp lý