Quy trình khâu mây thử như sau:
Cắt thử: Quản lý QA nên xem xét theo các tiêu chuẩn của việc cắt thử với quản lý các bộ phận có liên quan hoặc bộ phận QA.
Tiến hành may thử:
Việc may thử được thực hiện với quy mơ nhỏ u cầu đầy đủ cỡ vóc và màu sắc hoặc có thể xen kẽ cỡ vóc với màu sắc. Số lượng tối thiểu là 200 sản phẩm may thử cho các size. Tùy thuộc vào nguyên liệu- màu sắc sẵn có mà giám đốc xưởng và quản lý QA có thể quyết định tiến hành hơn một quá trình may thử.
Nếu khơng có sẵn ngun phụ liệu nào thì có thể thay thế may mẫu bằng các nguyên phụ liệu thành phần sẵn có. Trong trường hợp này QA phải có một lần kiểm tra cuối cùng để chắc chắn xác minh chính xác nguyên phụ liệu khi tiến hành sản xuất hàng loạt là đúng với yêu cầu khách hàng đề ra.
Kiểm may thử:
May thử giống như một quy trình sản xuất thu nhỏ, phải kiểm tra theo ngoại quan dựa trên yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn của việc xuất hàng.
Những tiêu chuẩn này có thể thay đổi tùy theo tiêu chuẩn của khách hàng và hướng dẫn làm việc của QA.
Mẫu kiểm là 32 sản phẩm dựa theo tiêu chuẩn AQL 2.5 hoặc tiêu chuẩn khách hàng quy định để đánh giá kết quả kiểm ngoại quan và kiểm thông số.
Kết quả may thử và các đánh giá phải được phân bổ tới các phịng ban sản xuất. QA có trách nhiệm thơng báo cho người theo dõi mã hàng về bất cứ vấn đề phát sinh nào liên
quan đến chất lượng sản phẩm (ví dụ: Vải có q nhiều lỗi, màu chỉ khơng chính xác, v.v …)
Thơng báo cho khách hàng khi có bất kỳ sự thay đổi thành phần, thiết kế hay quá trình sản xuất mà vấn đề đó có ảnh hưởng đến chất lượng, an tồn, quy định và tiêu chuẩn của mã hàng.
2.2 Triển khai sản xuất:
Quá trình triển khai sản xuất gồm 3 cơng đoạn: cắt, may và hồn tất. Các công đoạn này diễn ra liên tục và chặt chẽ với nhau.
2.2.1 Triển khai cơng đoạn cắt:
Sau khi hồn thành hết tất cả các khâu chuẩn bị cho sản xuất sẽ tiến hàng triển khai sản xuất.
2.2.1.1 Thực trạng chuyền cắt
Chuyền cắt của cơng ty được bố trí riêng biệt với chuyền hồn tất và phân xưởng may. Bên trong chuyền được bố trí khá hợp lý, thống mát, an tồn, có biển báo đầy đủ. Để tiến hành cắt một mã mới, xưởng cắt sẽ nhận được một bản kế hoạch (lệnh sản xuất) do phòng kế hoạch gửi xuống. Sau khi xem xét bản kế hoạch và căn cứ vào tiến độ cắt hiện tại của xưởng và tình hình sản xuất ở chuyền, xưởng cắt sẽ điều chỉnh kế hoạch cắt sao cho vừa cung cấp đủ số lượng cho sản xuất vừa đảm bảo thời gian lên mã mới. Mỗi ngày xưởng cắt chỉ cắt với số lượng hàng nhất định và cắt đầy đủ các chi tiết của một sản phẩm. Xưởng cắt được bao nhiêu sẽ giao cho chuyền may bấy nhiêu, khơng có hàng tồn lại và xưởng cắt giao hàng theo từng giờ, mỗi giờ sẽ giao một số lượng nhất định căn cứ vào định mức và khả năng sản xuất của chuyền. Như vậy chuyền cắt sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian bảo quản sản phẩm. Tránh được các trường hợp thất thốt BTP, hay hư hao hàng hóa và dễ kiểm sốt được số lượng hàng đã cắt.
Sau khi có lệnh sản xuất, bộ phận kho sẽ cấp phát nguyên phụ liệu cần thiết cho bộ phận cắt để triển khai sản xuất cho mã hàng.
2.2.1.2 Tác nghiêp cắt
Nhận bảng cân đối NPL từ khâu cân đối kết hợp với bộ phận sơ đồ của Công ty để lấy số liệu và order sản xuất để lấy tỷ lệ tác nghiệp.
Dựa vào bảng màu, định mức phụ liệu để cấp phát bán thành phẩm và phụ liệu cho các chuyền may
2.2.1.3 Quy trình triển khai sản xuất tại chuyền cắt
a) Trải vải:
Là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tương đương nhau về khổ và chiều dài trên một bàn cắt, để sang sơ đồ lên bàn vải. Khi cắt một chi tiết sản phẩm ta được cùng một lúc nhiều chi tiết giống nhau với số lượng bằng số lớp của bàn vải.
Quy trình trải vải:
Trải sơ đồ cần trải lên bàn cắt để xác định chiều dài của sơ đồ bàn cắt.
Trải giấy lót trên mặt bàn, canh biên thẳng, dán băng keo để giữ giấy đúng vị trí. Hai người đứng 2 bên của bàn vải, tay nắm mép biên và cùng lúc dẫn vải sang phía
bên kia đặt chính xác trùng với dấu gạch đầu bàn, dùng thanh sắt nặng để giữ chặt đầu bàn. Trong lúc quay trở về, đồng thời với việc bắt biên, gạt phẳng toàn bộ bề mặt vải. Người đứng đầu bàn cắt chính xác bằng máy cắt đầu bàn.
Lớp đầu tiên canh biên thẳng với lớp giấy lót, các lớp tiếp theo trải tương tự và phải canh biên cho thật đứng, không bị đổ biên.
Ghi lại đầy đủ số lượng vào phiếu hạch toán bàn cắt. Sau khi trải xong một cây phải tính vải thừa hay thiếu để báo cáo thống kê cắt nếu thiếu vải.
Tất cả các cây vải phải giữ lại tem, ghi lại mã hàng.
Sau khi trải đủ các lớp theo yêu cầu, trải sơ đồ lên trên cùng, biên chính của sơ đồ cùng bên với biên chính của bàn vải. Một lần nữa kiểm tra lại chiều dài và khổ của các lớp vải có phù hợp với khổ của sơ đồ không.
Cố định sơ đồ lên bàn vải bằng kim ghim hoặc băng keo.
Dùng kẹp cố định biên vải, dùng vật nặng để cố định bàn vải theo từng đoạn. Trong q trình trải vải nếu có phát hiện các vấn đề về vải phải báo cáo ngay cho tổ
Hình 2.5- Trải vải
b) Cắt vải:
Có nhiều phương pháp để cắt vải: cắt phá, cắt thô, cắt gọt (cắt tinh), cắt tự động, ... Qui trình cắt vải:
Nhóm cắt kiểm tra lại chiều dài và khổ bàn vải so với sơ đồ trước khi cắt. Nếu khơng phù hợp thì báo cáo ngay.
Nhóm cắt quan sát sơ đồ trên bàn vải để lựa chọn vị trí cắt phá bàn vải cho phù hợp. Thường cắt biên trước, sau đó cắt đầu bàn.
Đối với các chi tiết lớn cắt bằng máy cắt di động, tiến hành cắt từ cạnh thẳng của chi tiết, cắt liên tục để đảm bảo độ chính xác, đường cắt phải trơn láng, khơng bị gồ ghề. Đối với các chi tiết nhỏ để thành cụm và cắt bằng máy cắt cố định, cắt từng chi tiết
một.
Tại vị trí có dấu bấm phải cắt chính xác, đúng vị trí qui định trên rập. Vệ sinh khu vựt cắt sạch sẽ sau mỗi lần cắt.
Hình 2.6- Cắt vải bằng máy cắt tay và máy cắt vòng
c) Đánh số:
Là sử dụng các dụng cụ cần thiết (bút chì, …) đánh số trên vị trí quy định của chi tiết. Những lưu ý khi đánh số:
Tránh hiện tường khác màu trên các chi tiết của một sản phẩm. Kiểm tra số lớp vải đã trải trên một bàn cắt.
Dễ dàng bóc tập và điều động rải chuyền.
Dễ dàng phân biệt được mặt trái, mặt phải của vải trong quá trình may.
Hình 2.7- Đánh số bán thành phẩm
d) Ủi mồi, ép keo:
Giai đoạn kết dính: keo mềm và nóng chảy, ngấm vào cấu trúc phân tử của vật liệu, hình thành mối liên kết giữa bề mặt vật liệu keo và vật liệu vải. Quá trình ép keo phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, thời gian. Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì mối liên kết keo càng xảy ra mau chóng và bền vững.
Hình 2.8- Ép keo các chi tiết
e) Bốc tập, phối kiện:
Bóc tập là cơng việc chia số chi tiết đã cắt thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này. Khi tiến hành bóc tập phải cột từng tập, ghi rõ tên mã hàng, số size, số tên và số lớp.
Phối kiện là cơng tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chuẩn bị chi việc điều động rải chuyền.
Kiểm tra BTP và thay BTP: Kiểm tra bán thành phẩm, nếu bán thành phẩm nào lỗi sẽ được thay thân.
Hình 2.9- BTP đã được bốc tập, phối kiện
Nhập kho - cấp phát bán thành phẩm: Sau khi kiểm tra, bán thành phẩm đạt yêu cầu xếp ngay ngắn lên kệ, chờ xuất cho xưởng may.
Nhận phiếu cấp phát nguyên phụ liệu của phòng chuẩn bị sản xuất.
Liên hệ với các kho phụ kiện để lãnh về phân loại theo cỡ, màu, theo đơn hàng, bảng màu do nhân viên cân đối nguyên phụ liệu cung cấp.
Sau khi phân loại xong chuyển giao cho chuyền may để tiến hành sản xuất.
2.2.2 Triển khai công đoạn may:
2.2.2.1 Thực trạng chuyền may:
Công đoạn may sản phẩm là cơng đoạn quan trọng nhất trong q trình triển khai sản xuất vì đây là khâu trực tiếp làm ra sản phẩm, quyết định chất lượng sản phẩm may ra và là khâu có số lượng lao động nhiều nhất trong các nhà máy may.
Mỗi mã hàng xây dựng những văn bản kỹ thuật chung. Nếu trong quá trình sản xuất có thay đổi điều gì phải có sự đồng ý của ban lãnh đạo và được ký nhận rõ ràng.
2.2.2.2 Qui trình làm việc
Sơ đồ 1.8- Qui trình triển khai cơng đoạn may
a) Kế hoạch cắt may và nhận yêu cầu sản xuất:
Chuyền trưởng của tổ sản xuất nhận kế hoạch sản xuất trong tháng của chuyền từ quản đốc phân xưởng để xác nhận mã hàng mà chuyền sản xuất.
Chuyền trưởng nhận quy trình cơng nghệ, bảng màu, góp ý mẫu trước khi bắt mã hàng mới.
Kĩ thuật của chuyền nhận bộ tài liệu kĩ thuật, mẫu gốc, mẫu đối trước khi sản xuất.
Họp triển khai là cuộc họp mà trong đó giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật tiến hành phổ biến các thộng tin, các yêu cầu về kĩ thuật, góp ý của khách hàng tới từng tổ và đưa ra năng suất dự hiến cho mã hàng sắp sản xuất.
Nội dung cuộc họp được lưu lại trong biên bản họp triển khai sản xuất có chữ ký xác nhận của khách hàng.
c) Chuẩn bị sản xuất
Là chuẩn bị về con người, thiết bị, vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất.
d) Nhận bán thành phẩm
Chuyền nhận bán thành phẩm theo yêu cầu kế hoạch sản xuất của chuyền để đủ hàng xuất khẩu và gói hàng cho phép. Bán thành phẩm phải được đưa vào kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất như: kiểm tra số lượng, cỡ vóc, màu… Khi phát hiện sai sót cần phải báo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời trước khi rải chuyền.
e) Điều động rải chuyền
Theo chức năng nhiệp vụ đã được phân công trên từng bộ phận để rải bán thành phẩm đến nơi sản xuất. Thường xuyên theo dõi tiến độ trên từng bộ phận, kịp thời điều phối bán thành phẩm để không bị ứ hoặc không đủ việc làm. Theo dõi, hướng dẫn cơng nhân thực hiện đúng mọi quy trình, thao tác, kịp thời ngăn chặn các sai sót, đảm bảo đúng các yêu cầu trên văn bản kỹ thuật. Điều hành các công việc trên chuyền, đúng theo tiến độ kế hoạch được giao và giải quyết mọi sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất.
2.2.2.3 Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Quá trình hình thành chất lượng:
Chất lượng là vấn đề tổng hợp, được tạo ra ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm.
Vòng đời của sản phẩm được chia thành ba giai đoạn chính: Thiết kế - sản xuất - sử dụng sản phẩm.
2.2.2.4 Vệ sinh công nghiệp
Các vết bẩn thường gặp: vết bẩn trên bề mặt vải (mỡ, nhựa, phấn, viết chì, mực), vết bẩn ăn sâu trong lòng vải (thường do các chất lỏng như dầu máy, rò rỉ sắt).
2.2.2.5 Giao thành phẩm cho hoàn tất
Thành phẩm sau khi được hồn thành ở khâu sản xuất trải qua q trình kiểm soát chất lượng được duyệt sẽ được đưa về cho khâu hoàn tất.
2.2.3 Triển khai cơng đoạn hồn thành:
Cần phải lập kế hoạch rõ ràng trước khi nhận thành phẩm từ chuyền may để triển khai công việc một cách hợp lý và xuyên suốt. Khi đã nhận thành phẩm tiến hành phân chia và thực hiện cơng việc theo quy trình chung đã đề ra.
Căn cứ kế hoạch giao hàng do phòng kế hoạch cung cấp, chuyền trưởng chuyền hoàn tất lên kế hoạch cho các bộ phận trong chuyền thực hiện theo tiến độ giao hàng.
2.2.3.1 Ủi thành phẩm
Sản phẩm đảm bảo vệ sinh công nghiệp trước khi là, gấp. Khi là khơng làm bóng mặt vải. Dùng bàn là hơi có đeo mặt nạ, là phẳng hết diện tích áo, các đường may.
2.2.3.2 Gấp xếp
Tiến hành gấp xếp theo các bước được qui định trong tài liệu khác hàng cung cấp
2.2.3.3 Gắn nhãn, đóng gói
Các bước đóng gói, gắn nhãn: Nhận phụ liệu đóng gói.
Kiểm tra kích cỡ, số lượng có đúng với yêu cầu của mã hàng. Dán nhãn mã vạch vào mặt ngoài bao.
Sản phẩm vào bao phải sạch sẽ, khơng dính bụi vải hoặc đầu chỉ.
2.2.3.4 Đóng thùng
Trước khi đóng thùng nhân viên sẽ được nhận Packing list từ phòng kế hoạch. Dựa vào Packing list đóng thùng theo yêu cầu về cỡ vóc, số lượng của mã hàng.
Sản phẩm không bị biến dạng. Phân size cho mã hàng.
Thùng carton khơng bị móp hoặc thủng, rách.
Hình 2.10- Hàng đã đóng thung
Kết luận chương 2
Trong suốt quá trình sản xuất mã hàng 050-19C74228 – BURNOUT: SHORT DRESS chúng em nhận thấy rằng mặt hàng áo đầm khá phức tạp và địi hỏi nhiều về tính thẩm mỹ cũng như trình độ tay nghề cơng nhân. Xí nghiệp cũng chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, rập cải tiến để khắc phục những thiếu sót cịn tồn đọng, giúp sản phẩm đồng đều hơn về chất lượng.
Trong quá trình sản xuất mã hàng áo đầm BURNOUT- SHORT DRESS, tính nhất quán và đồng bộ được thể hiện cụ thể qua ba yếu tố sau: Tuân thủ đúng mẫu thiết kế và kiểu dáng, form đầm; Nhất quán trong công nghệ sử dụng để sản xuất mã hàng và nhất quán về chất lượng nguyên phụ liệu sử dụng. Sự dồng bộ này đã được tiến hành theo những mắt xích chặt chẽ dựa trên các tiêu chuẩn đã được thống nhất tại Công ty Poong
In. Mọi chi tiết trong quy trình sản xuất đều được thể hiện qua kế hoạch và được người quản lý xây dựng phê duyệt.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất khơng tránh khỏi được những tình huống phát sinh xảy ra như: máy móc hư hỏng, thiếu lao động, kỹ thuật chuyền triển khai và hướng dẫn thông tin chưa kỹ cho công nhân thực hiện dẫn đến việc chạy chuyền khơng có năng suất cao, thường xuyên phải tăng ca sản xuất. Đối với những trường hợp như vậy xí nghiệp thường có hướng giải quyết như họp rút kinh nghiệm và đào tạo tạ chỗ cho tất cả nhân viên mỗi khi gặp sự cố về kỹ thuật, đọc loa thơng báo để bộ phận sửa chữa máy móc đến chuyền sửa máy kịp thời. KCS phải luôn kiểm tra hàng trước khi đưa hàng sang cụm khác để thực hiện những công đoạn tiếp theo nhằm hạn chế tối đa hàng phải tái chế, đảm bảo xuất hàng đúng hạn. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng đào tạo một đội ngũ phản ứng thay thế khi thiếu lao động. Nhờ có sự đồn kết và xử lý các tình huống nhanh nhạy nên xí nghiệp đã và đang phát triển ngày một vững mạnh hơn nữa.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO ĐẦM BIẾN KIỂU CỦA CÔNG TY POONG IN.
3.1 Phương pháp thiết kế mẫu 1: mã hàng 050-18W06129 3.1.1 Hình mơ tả sản phẩm: